Chỉ mục bài viết

 

Khi ấy ở trong nước, dù luôn luôn phải yêu cầu Bạn giúp những chi tiết do ta còn nhiều thiếu thốn, nhưng các cấp lãnh đạo của ta vẫn nhấn mạnh tới ý thức chủ động và tinh thần tự lực, tự cường, dốc lòng dốc sức trong mọi việc, nhằm huy động cho được những vật tư, thiết bị cần thiết sẵn có trong nước dù có cũ kỹ "già lão", quyết không có tư tưởng ỷ lại. Đúng như vậy, ngay từ những buổi đầu, Ban Phụ trách xây dựng Lăng theo chủ trương của trên đã kêu gọi tất cả các nơi chung lòng chung sức đóng góp xây Lăng. Kết quả: Nhiều thiết bị các loại lớn, nhỏ từ các địa phương đã được nối tiếp nhau tình nguyện đưa về Ba Đình bằng đủ các phương tiện: Ô tô, tầu thuyền, thận chí nơi gần dùng cả xe thồ... Nhiều địa phương, đươn vị sẵn sàng giúp đỡ công trường xây dựng Lăng khi có yêu cầu, như Ninh Bình đã rút ra từ một xí nghiệp quan trọng nhất của mình một máy cán thép - thứ đang rất hiếm ở miền Bắc khi đó để đưa lên công trình xây Lăng. Công trường nhà máy Gia Sàng - Thái Nguyên cũng ra sức gia công vỏ nhôm bảo ôn cho các ống nước sẽ dùng cho Lăng, và cho mượn cả những vật tư, công cụ nhỏ nhu pa lăng, tời, máy đánh gỉ sắt, máy cuộn tôn thép... Cơ khí điện ảnh Bộ Văn hoá, Xưởng Quân giới X10, Tổng cục Hậu cần quân đội đã nhận sản xuất cho Lăng hàng chục vạn bộ bu-lông, đai ốc có chất lượng cao để liên kết các ống hơi, ống nước của công trình. Đặc biệt, biết công trường Lăng đang cần ngay những cọc bản thép để kè đất chống lở, chống thấm khi đào hố móng cho Lăng, cảng Hải Phòng đã nhớ ra mình cũng có một số cọc bản thép vẫn để kè các bến cảng, nay thấy Ba Đình cần mặt hàng hiếm có này mà cọc của Liên Xô chưa kịp sang, Ban Chỉ huy Cảng đã tranh thủ cho anh em đi vét, tập trung các cọc bản thép của mình ở các nơi, đưa lên Hà Nội được 200 cọc. Hải Phòng còn gửi thêm một búa hơi cũng đang là của rất quý hiếm của Cảng. Và để mau chóng chuyển về Ba Đình những vật tư lớn nhỏ ấy, tất cả các bến xe lửa, xe hơi, nhất là các cảng biển và cảng sông lớn, nhỏ đều dành quyền ưu tiên hàng đầu cho các hàng về Lăng. Hàng quốc tế không thuộc công tình Lăng nhiều khi cũng phải để lại sau, nhường cho hàng của Lăng bốc dỡ trước. Các vật tư gửi về công trường cùng chung một khẩu hiệu "Tất cả cho ngày khởi công xây dựng Lăng Bác".

Nhưng không phải toàn chỉ có xi măng, sắt thép, cát sỏi, máy nọ máy kia, cũng đã có một số gỗ quý của một số địa phương ngoài Bắc đã sớm được đưa về. Gỗ Tây Bắc, Đông Bắc, gỗ Việt Bắc, gỗ Khu 4, Quảng Ninh, Móng Cái... Những xe gỗ lim đồ sộ, những xe gỗ trắc to lớn, tất cả đều nặng nề và cồng kềnh... Gỗ nói chung thường được chở bằng đường sông hoặc đường biển như từ Quảng Ninh hoặc Nghệ An, Quảng Bình... ra, nhưng cũng có nơi chở theo đường bộ, nhân dân nhiều nơi bên đường biết là xe gỗ về xây Lăng Bác đã kéo ra hoan hô, xe gặp lầy giúp chống lầy, gặp dốc giúp vượt dốc... Về tới Hà Nội, những xe gỗ ấy được phép đi qua các phố đông đúc để vào thẳng công trường Ba Đình. Trên một số xe có cả những cô gái, chàng trai các dân tộc khác nhau như: Mường, Tày, Nùng, Cao Lan, Sán Chỉ... với vòng bạc, vòng đồng và áo quần màu sắc rất bắt mắt, trẻ em và cả học sinh chạy theo vẫy chào, vui như đi xem văn công.

*

*      *

Cùng thời gian này, trong các chiến trường còn đầy khói lửa, miền Đông, miền Tây Nam bộ, Tây nguyên, Khu 6, Khu 5, Quảng Đà, Bình Định, Phú Yên... song song với nhiệm vụ chiến đấu là công việc kiếm tìm vật tư, vật liệu gửi ra Lăng Bác đã gần như trở thành phong trào "Vừa đánh Mỹ - Thiệu, vừa thi đua kiếm gỗ quý, đá quý để góp xây Lăng Bác”.

Nhưng không phải bây giờ bà con cô bác và chiến sỹ trong đó mới sôi nổi lo kiếm gỗ, đá quý gửi ra xây Lăng Bác, mà ngay từ năm 1970, sau khi Bác mất không lâu, biết có chủ trương xây Lăng Bác, trong chiến trường Quảng Đà, các cơ sở Đảng cùng bà con dân tộc đã luôn luôn bàn làm sao có đá quý, gỗ quý để đem ra Bắc góp xây Lăng. Quân và dân Quảng Nam đã tìm mọi cách phá vòng vây địch vào núi Non Nước, gần sân bay Nước Mặn, chọn một số núi đá màu xám có vân đẹp, khiêng lên Trường Sơn, cho xe vượt hươn 900km trở ra Hà Nội.

Ở Phú Yên, đồng bào và các chiến sỹ giải phóng quân cũng nhiều ngày lặn lội vào rừng sâu, lên núi lớn thuộc huyện Sơn Hoà và miền Tây của tỉnh. Một đoàn gồm cán bộ, dân quân du kích, đại biểu thanh niên, phụ nữ và không thể thiếu các già làng, đã cùng nhau đi tìm những cây mun rất quý. Hai ông người dân tộc: Y Khưu và Sô Man là hai người chuyên dẫn đường tinh khôn và can đảm nhất. Đoàn đi tìm gỗ cơm đùm muối bọc băng rừng lội suối, leo lên những ngọn núi cao và hiểm trở trong vùng như Hòn Nhọn, Hòn Bà, Hòn Bố... cực kỳ vất vả. Hơn một tuần rồi mà chưa tìm thấy mun, lương thực đã gần hết, nhưng đồng bào vẫn và chiến sỹ ta vẫ cứ đi tiếp, quyết tâm đói sẽ ăn củ rừng. Không một ai chịu về. May sao giữa lúc đó Huyện đội đã kịp cho người phi theo, lên báo: Ở hướng bên có ông Lang Sơn ở buôn Suổi Trâu xã Sơn Hội cùng một số cán bộ đã tìm thấy mun... Thế là khóc mà reo lên: "Bác Hồ thiêng quá! Bác giúp ta đó!".

Nam Bộ cũng có nhiều gỗ rất quý hiếm, nhất là gỗ nu, loại gỗ được coi như "Chúa tể". Gỗ Nu có ở miền Đông nơi bạt ngàn rừng cao su, nhưng cũng có cả ở rừng sâu. Nay quân dân miền Đông cũng hết lòng và không công sức đã tìm được ra nu. Lộc Ninh là trọng điểm tìm kiếm. Những cây nu hàng trăm tuổi, to, cao, xanh ngắt nom như những thần cây. Đặc biệt trên thân cây nào cũng có hàng trăm vết đạn bom Mỹ Thiệu. "Nu đây rồi!", "Vàng mười đây rồi để dâng Bác!" Nhiều ba con và chiến sỹ cùng ôm lấy cây mà reo lên mãi.

Và đồng bào Thượng ở Tây Nguyên cũng như vậy, luôn tâm niệm: "Đánh giặc cũng phải tìm được cái gỗ quý, cái đá quý để xây nhà Bác Hồ chứ!". Một ngày đầu năm 1973, Bí thư Tỉnh uỷ Gia Lai là đồng chí Bình về Sơn Lang họp với bà con, hỏi: "Bà con Sơn Lang có ai xung phong đi kiếm gỗ quý gửi ra Bắc để góp xây Lăng Bác Hồ không?". Đồng bào hỏi lại: "Lăng là cái chi?". Sau khi nghe giải thích, đồng bào cùng thốt lên: "Thế thì phải góp gỗ tốt nhất để làm cái nhà cho Bác. Đánh xong thằng Thiệu, còn ra Bắc thăm Bác chứ!”. Trúng cái bụng bà con rồi!... Rừng KBang khi ấy còn là rừng nguyên sinh, nghe nói có loại gỗ quý là trắc. Thế là dân Sơn Lang kéo đi khai thác luôn. Đồng bào khua chiêng, phất cờ đỏ sao vàng vui như đi hội. Xã đội trưởng Đinh Rúp nổi tiếng can trường và rất khoẻ, đã cho cả cậu con trai mới 11 tuổi đi theo. Đinh Rút cười: "Hắn nói hắn là cháu Bác mà, xin đi. Vậy cho nó đi thôi!". Người đem theo gạo, người đem theo củ mì. Thức ăn chỉ có măng rừng. Núi rất cao, rừng rất rậm. Leo đèo vượt suối hết sức gian khổ. Nhưng không hề nghỉ. Các ngọn núi cao nhất như Chơ Răng, Kon Ka... đều lên hết. Và cuối cùng đã tìm thấy trắc. Lạy Thần rừng xong, hạ luôn. Nhưng trắc quá rắn. Có những nhát rìu chém xuống như toé lửa. Phải dùng tới búa lớn. Cuối cùng trong tiếng reo hò, bà con ta đã hạ được trắc, hết cây này tới cây khác. Mỗi cây dài tới 4 hoặc 5m, đường kính có cây to quá, dài quá, phải cưa ra thành hai, ba khúc lớn... Tìm gỗ đã vô cùng gian lao, nhưng chuyển được gỗ xuống tới nơi tập kết còn gian nan hơn nhiều. Xuyên rừng, qua sông... nhất là qua những đồn bốt của Thiệu luôn luôn phải sẵn sàng tử chiến để bảo vệ  gỗ. Rồi vẫn chỉ với những đôi vai, những cánh tay trần cùng với đòn xeo, thừng chão, khá lắm đôi nơi mới có được trâu của dân bản kéo giúp, cuối cùng bà con cũng đưa gỗ tới vùng giáp ranh của Quảng Ngãi, và từ đó ra đường Trường Sơn - con đường chiến lược, nay dù đã được mở mang và có thêm pháo phòng không vào yểm trợ, nhưng vẫn đang còn là con đường lửa máu, xe vẫn cháy, người vẫn hy sinh, hàng vẫn có khi tan nát, hoặc mất trắng...

*

*      *

Đã vào hè. Trời đất đã qua những ngày mưa phùn ẩm ướt và qua cả cái rét "nàng bân" diêu diêu đầy gợi cảm cho các thi nhân. Nay nắng mới đã bừng lên làm lòng người cũng như vui thêm, nhất là ở công trường 75808 vẫn đón nhận những tin tức rất đáng khích lệ trong chiến trường về chiến đấu, và cả việc đồng bào vẫn hết lòng tiếp tục đi kiếm tìm gỗ, đá quý. Ngoài Bắc, cũng chẳng kém tin mừng và phấn khởi trong các việc chuẩn bị nhân lực và vật liệu để khởi công phần xây Lăng Bác. Rất sôi nổi và rộng lớn. Dù kết quả chưa phải đã thật hoàn hảo, nhưng bước đầu như thế đã là khá tốt. Ban Phụ trách xây dựng Lăng Bác đã quyết định đề nghị lên Bộ Chính trị cho dỡ lễ đài cũ ở Quảng trường Ba Đình để bắt đầu khởi công xây dựng.

Ngày 16 tháng 6 năm 1973, một số đồng chí trong Bộ Chính trị đã gặp nhau ở ngay lễ đài cũ tại Quảng trường để xem xét lại toàn bộ công việc chuẩn bị cho khởi công xây Lăng và cân nhắc đề nghị của Ban Phụ trách xây dựng xin dỡ bỏ lễ đài cũ. Các đồng chí lãnh đạo rất vui thấy mọi việc đã tiến triển rất tốt, trước hết là do nhân dân trên cả nước từ Bắc tới Nam vô cùng nhiệt tâm ủng hộ và góp công, góp sức, cùng với sự giúp đỡ chí tình chí nghĩa của các Bạn Liên Xô. Các đồng chí lãnh đạo của Đảng đã đồng ý tháo dỡ lễ đài bây để triển khai công việc.

Qua ngày hôm sau, ngày 19 tháng 6 năm 1973, đúng 7 giờ 30, lễ dỡ đài cũ ở Quảng trường Ba Đình được bắt đầu.

Gọi là lễ hoặc buổi chính thức tuyên bố và phát lệnh dỡ lễ đài cũ cũng đúng. Nghi thức giản dị nhưng vẫn rất long trọng vì thành phầm tham dự toàn là những đồng chí lãnh đạo của Đảng và Chính phủ như các đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Lương Bằng, Hoàng Quốc Việt, Lê Thanh Nghị, Xuân Thuỷ... cùng Ban Phụ trách xây dựng Lăng và Ban Chỉ huy công trường 75808. Một số chuyên gia Liên Xô đã sớm sang làm việc giúp ta từ lâu hôm nay cũng có mặt như Tổng công trình sư Mét-vê-đép - Trưởng đoàn chuyên gia thi công và kiến trúc sư I. Sa-cô-vich Ga-rôn tác giả chính đồ án thiết kế Lăng Bác và đồng chí Vũ Kỳ, người thư ký tuyệt đối trung thành của Bác trước đây. Ông Vũ Kỳ vẫn theo gương giản dị của Bác, mặc một bộ đồ bà ba vải nâu, đi guốc mộc, nhưng từ khi Bác qua đời ông đã để một hàng ria trên mép. Ông luôn có mặt ở quảng trường này để giúp các đồng chí trong Ban Chỉ huy xây dựng nắm tình hình chung, hôm nay tất nhiên ông càng không thể vắng mặt. Ông không khỏi xúc động, buồn rầu nhớ lại hình ảnh Bác gần 30 năm qua như đã gắn liền với lễ đài này... Thiêng liêng biết bao! Bây giờ lễ đài này sẽ bị phá dỡ đi, tất nhiên là để xây dựng một công trình to đẹp gấp nhiều lần và Lăng vẫn có có lễ đài kết hợp, nhưng dẫu sao ông Kỳ vẫn không khỏi có phần tiếc nuối. Thế rồi đồng chí Trường Chinh thay mặt Bộ Chính trị phát biểu. Vẫn với cách nói trang nghiêm, khúc triết nhưng hôm nay còn cả niềm xúc động. Trước hết đồng chí nhắc lại công ơn trời biển của Bác với Tổ quốc, với nhân dân ta, sau đó nói tới chủ trương xây Lăng Bác là hoàn toàn hợp với nguyện vọng vô cùng tha thiết của toàn dân từ Bắc tới Nam và cả kiều bào ở nước ngoài.

Những người đứng quanh lễ đài lắng nghe, và cũng như ông Kỳ, nhiều người cùng rớm lệ nhớ Bác...

Sau đó công việc phá dỡ bắt đầu với những xe cần cẩu và máy xúc đã túc trực sẵn. Khi những tiếng búa vang lên và khói bụi bắt đầu bay mờ, phần trên lễ đài bị phá trước. Đồng chí Trường Chinh bỗng yêu cầu ngừng lại một chút, để đồng chí bước lên chỗ trước đây hàng năm cứ vào dịp Quốc khánh ngày 2 tháng 9, Bác vẫn đứng đó đọc diễn văn và cầm chiếc mũ cát đã cũ vẫy chào đồng bào. Lên đúng chỗ cũ đó, đồng chí Trường Chinh cúi xuống trân trọng bê lên mảng gạch hoa vẫn như vẫn còn ấm dấu chân Người, nay đã trở thành di vật lịch sử để trao cho Ban Chỉ huy công trường đưa vào Bảo tàng Cách mạng... Cử chỉ bất ngờ nhưng quá đẹp và có ý nghĩa rất sâu sắc ấy của đồng chí Trường Chinh đã làm cho không khí buổi tháo dỡ lễ đài cũ càng thêm trần đầy tình nghĩa. Mọi người đều như cảm thấy Bác đang trở về nơi đây và với cặp mắt sáng láng đầy tình thương yêu, Bác như đang lặng nhìn những đồng chí, những chiến sỹ, những người em, những người con, những người cháu yêu quý của mình.

*

*      *

Cho tới sáng hôm sau, đi qua quảng trường, mọi người đều thấy đã có một hàng rào tre nứa, được dựng lên có lẽ từ trong đêm, vây kín hết. Nhìn qua hàng rào thấy đã có nhiều xe ủi, cần cẩu, cùng các xe tải: Ben, Giải phóng, Gấu... Ai ai cũng phẫn khởi: "Ôi, hay quá, đúng là bắt đầu khởi công xây Lăng rồi bà con ơi! Chờ mãi, nghe nói mãi" Có người tự hào như mình đã biết rõ tất cả mọi việc: "Thế là thời kỳ chuẩn bị đã xong rồi đấy các vị ạ! Hôn nay là chính thức đi vào thi công đây!"...

Tuy nhiên không phải là đã có thể thi công ngay hôm đó, mà công việc thu dọn mặt bằng còn phải làm mấy hôm nữa.

Cho tới ngày 10 tháng 8 - 1973, Ban chỉ huy công trường được sự đồng ý của trên cho bắt đầu tiến hành công việc đầu tiên là đóng các cọc bản thep và đào hồ móng của công trình sẽ tiếp theo. Các hố móng sẽ được đào ở phía trong, cách khoảng 5 m với hàng rào cọc bản thép.

Các cọc bản thép dài 2 mét, dẹt, to bản 20 Chào mừng các vị đại biểu , hai bên mép có những móc ngoàm để móc vào nhau rất kín, sẽ cùng tạo thành một bức tường thép đượcd dóng ngập xuống mặt đất bao quanh cả khu vực móng, nhằm chống đất giãn nở và chống nước ngầm rỉ vào các chân móng gây tác hại Kỹ thuật mới này thế giới đã làm từ lâu, nhưng ở nước ta chưa hề có. Quan trọng như xây trường Nguyễn Ái Quốc cũng chưa có...

Anh em công nhân được giao làm nhiệm vụ đóng cọc bản thép là một đội công nhân trẻ ưu tú của Cảng Hải phòng (sau đó ít ngày, để đẩy nhanh tốc độ thi công hơn nữa, công trường đã tổ chức thêm một đội thợ của Công ty xây dựng bộ Kiến trúc) cả hai đội đều hoàn toàn chưa quen với kỹ thuật này, dù đã được huấn luyện trước một ngày, nên bước đầu vào việc khá vất vả. Vất vả thêm nữa là dịp này rất nắng, như đổ lửa. Mồ hôi như tắm suốt ngày. Mặt mày anh nào cũng cháy đỏ. Thêm khó khăn nữa là có hai búa máy đã cũ, một cái mới "Vào trận" được mấy hôm đã hỏng nẳng phải đưa đi đại tu. Cấp trên đã điều tơi cho một chiếc túa rung, nhưng cũng đã "Bô lão" cả.

Tuy nhiên, anh em đã làm việc hết sức hăng say dưới nắng lửa cùng mấy chiếc búa máy ấy. Lo chậm, anh em đều tình nguyện xin làm cả những ngày chủ nhật. Do đó năng xuất cũng lên dần, lúc đầu chỉ trên dưới 4 cọc/ca, sau lên dần tới 21 cọc/ca, rồi 34 cọc/ca...

Ông Bé kỹ sư - người xứ Quảng, rất hiền hậu, vốn là bạn học cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi xưa. Tập kết ra Bác, nay ông là phó ban chỉ huy Công trường, ông trực tiếp theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, động viên hai đội công nhân cọc bản thép này. Ông hết sức cảm động trước tinh thần làm việc của các chàng thợ trẻ. Ông luôn luôn cổ vũ họ làm việc, giúp đỡ họ những lúc khó khăn. Ông săn sóc họ như cha thương con. Chính ông đã đề nghị tổ chức thêm đội thứ hai để đảm bảo thời gian và anh em khởi phải vắt đến kiệt sức để hoàn thành công việc. Bỗng một hôm, trời còn đang nắng gắt, một cậu thợ trẻ đang lao động cùng chiếc búa hơi nom thấy ông đi tới, la lên:

- Thủ trưởng ơi, sắp có mưa lớn đấy, ,có thể mưa dài ngày nữa...

Ông Bé dừng lại và nhận ra cậu ta vốn là con nhà chài ở Cát Hải - Hải Phòng. Vậy cậu ta kêu là sắp mưa chắc không phải chuyện đùa. Con nhà chài rất thạo nắng mưa. Quả nhiên, ngay chiều hôm ấy mưa lớn ào ạt đổ xuống. Cả công trường như bị vùi dập dưới màn mưa trắng trời trắng đất. Ông Bé nói với các đội trưởng cho anh em tạm nghỉ tay. Nhưng tất cả vẫn xin tiếp tục làm việc. Anh em đã hiểu được công việc, biết thời gian không cho phép hộ dềnh dàng....

Ngày mưa. Đêm vẫn mưa. Hôm sau và hôm sau nữ tiếp tục mưa. Nhưng các thợ trẻ cũng vẫn vui, tuyên bố là anh em đang "Thử mưa" không có kém gì "Thử lửa" ở chiến trường miền Nam hiện nay. Anh em sẽ thi đua với chiến sĩ miền Nam quyết thắng, cầu khấn Bác phù hộ cho anh em mạnh chân khoẻ tay để tiếp tục "Chiến đấu" với "Giặc mưa" tới cùng.

Và dường như anh em đã cầu được ước thấy: Mưa đã chấm dứt. Trời lại nắng to. Từ hôm đó năng xuất lại lên. Tường Phùng Thế Tài phó Ban xây dựng cùng Kỹ sư Vương Quốc Mỹ chỉ huy trưởng công trường ra thăm và khen anh em cọc bản thép. Nhưng Bộ CT muốn đẩy nhanh thời gian hơn nữa nên đã cho phép xây Ban xây dựng và ban Chỉ huy công trường không chờ xong đóng cọc bản thép, mà cho tiến hành đào hố móng toàn Lăng sớm, coi như cọc bản thép và hố móng cùng làm song song với nhau và cùng thi đua.

Ông Bé đã vui vẻ giải thích thêm cho anh em thợ hiểu và nhấn mạnh: quyết định của trên cho đào hồ móng sớm là một quyết định hết sức táo bạo. Vì thời gian! Phải, tất cả vì thời gian! "Anh em hiểu".

Nhưng sấm lại nổi ầm ì. Bầu trời lại đầy mây. Đúng là vẫn còn mưa. Mùa mưa mà! Gian khổ vẫn còn nhiều ở phía trước. Nhưng một cậu trong cánh thợ bỗng bật lên một câu nhại đùa câu ca dao xưa: "Trời mưa thì mặc trời mưa, anh em cọc thép có thừa... dẻo dai". Cả bọn cùng cười oà. Khi thấy anh em đào hố móng tập nập kéo tới, anh em cọc bản thép cũng mừng. Mừng vì kế hoạch chung sẽ không lo bị chậm, mừng vì có thêm anh em đến, càng đông càng vui.

Quang cảnh đúng là có nhộn nhịp hơn, vòng trong hố móng, vòng ngoài cọc bản thép. Cả hai đội thi nhau và cùng làm cả 3 ca, dù nắng dù mưa. Về phần cọc bản thép, Liên Xô vẫn chưa đưa sang kịp, nhưng dẫu sao ta cũng tự "Chạy" được dần dần, mặc dầu tổng số cọc như các kỹ sư đã tính rồi: Sẽ phải tới 1500. Về phần hố móng, các chuyên gia, kỹ sư cũng đã tính: để hoàn tất toàn bộ diện tích hệ thống hố móng sẽ phải đào trên 6 vạn mét khối đất và cũng phải chuyển trên 6 vạn mét khối đất đi nơi khác. Giả dụ dùng lao động thủ công thì cần phải có 300 người lao động liên tục trong 8 tháng liên. Nay xe trọng tải lớn, cần cẩu lớn, máy xúc, máy hút nước... cùng các loại vật tư khác của Liên Xô vẫn chưa tới được cảng Hải Phòng. Tuy nhiên, cũng không thể thụ động ngồi chờ. Chờ sẽ dứt khoát không kịp thời gian trên đã quy định là 2 năm. Phải cố tranh thủ mà làm...

Và ngày 2 tháng 9 - 1973 ngày được quy định chính thức khởi công trên toàn công trường xây Lăng Bác. Cả hai bên hố móng và cọc bản thép đều vẫn chưa xong. Tuy nhiên hai việc này (đóng cọc bản thép và đào hố móng) là linh hoạt tranh thủ làm trước lễ khởi công được bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu, nên khi làm lễ khởi công mà cọc cùng móng vẫn còn làm là chuyện bình thường như nhiều công trường khác xưa nay cũng thế....

Toàn công trường tập nập sửa soạn cho buổi chính thức khởi công từ tối hôm trước. Xe cộ, máy móc phục vụ cho công trình đào hố móng được điều về thêm: từ các máy xúc E652, xe Bò tót... đến cả các xe ba gác đẩy tay nữa để chuyển tải đất thải và máy hút nước ở các hố móng, máy san ủi đất nữa. Tận dụng hết. Tất cả làm cho công trường đã ngổn ngang hàng hoá, vật tư, máy móc nay càng thêm ngổn nganh, chặt chội. Mưa lại đổ xuống gần như suốt đêm trước. Ai cũng lo nếu còn mưa, buổi lễ khởi công sẽ bị ảnh hưởng lớn và buổi đầu "Xuất trận" chung có thể sẽ giảm mất khí thế.

Nhưng không ngờ sáng hôm sau - đúng ngày 2 tháng 9 (mà ai cũng thầm nhớ đó là ngày giỗ Bác lần thứ 3) không những mưa đã tạnh lại còn hoe nắng khá đẹp, dù trên mặt đất vẫn còn lênh láng nước, cây cối vẫn còn ướt chưa khô hẳn trước gió sớm. Không khí thật là vui. Hôm nay có khả đông đủ từ Ban chỉ đạo xây dựng, tới Ban chỉ huy công trường 75808. Vẫn có cả một số chuyên gia Liên Xô sang giúp ta cũng có mặt. Đã có nắng sớm lại đứng dưới một rừng cờ đỏ tất cả các gương mặt trẻ già như đều hồng lên trong nhiều niềm vui và hy vọng. Thế rồi đồng chí trưởng Ban xây dựng đích thân nói chuyện. Đồng chí nhấn mạnh đây là chính thức bắt đầu "Khúc dạo đầu quan trọng của bản đại giao hưởng LăngBác". Những người đã đi trước trong "Khúc dạo đầu" này là hai đội cọc bản thép và đào hố móng, được yêu cầu tiếp tục phát huy tinh thần thi đua đã có để các bộ phận mới vào "Trận" noi theo... Rồi đồng chí nói rộng ra tầm ý nghĩa quan trọng của Lăng Bác: không những có tác động lớn lao trong cuộc chiến giành lại độc lập và thống nhất cho Tổ quốc mà còn góp vào sự phát triển tốt đẹp của đất nước mãi mãi về sau... Đồng chí nhắc lại yêu cầu mà cũng chỉ thị của đồng chí Trường Chinh đã nêu ra: là phải "Khẩn trương và khẩn trương!".

Đồng chí trưởng Ban xây dựng dứt lời, anh công nhân Vũ Tất Ban là Anh hùng lao động nổi tiếng - người đã vinh dự được Bác tới thăm gia đình vào dịp Tết năm 1968. Nay anhVũ Tát Ban được thay mặt toàn thể anh em công nhana lưa hứa hẹn với Ban xây dựng, Ban chỉ huy công trường sẽ làm việc hết mình cho xứng đáng là con cháu Bác và cũng là để chào mừng và hưởng ứng những chiến công lớn của đồng bào miền Nam nhằm đánh gục hoàn toàn bè lũ Thiệu giải phóng đất nước...

Sau đó, một tiếng hô vang cất lên, đồng thời là lá cờ đuôi nheo phất mạnh. Một chiếc máy xúc E652 lập tức mạnh mẽ ầm ầm tiến lên rồi lại dừng lại ở một điểm đã được chỉ định sẵn trên khu vực khán đài bên trái (nơi đã được quy định đào móng trước tiên, rồi lần lượt sẽ đào tiếp tới phần chính Lăng ở giữa, sau rốt là khán đài bên phải). Tới đúng chỗ, chiếc E652 vươn dài chiếc cần trục rất mạnh mẽ, há cái miệng gầu đầy những răng thép lớn lao phập xuống, ngoặm ngay rất ngon lành một khối đất lớn đầu tiên. Cũng không hề chậm trễ một giây, một chiếc xe Bò Tót ve ve băng tới, dí thùng xe vào gần, để nhậu gầu đất nhả xuống. To khoẻ vậy mà chiếc Bò Tót như cũng phải rùng mình một cái vì gầu đất lớn rất nặng và đầy thùng. Tiếp đó, cứ như thế, những chiếc Bò Tót khác mau mắn, lần lượt nối nhau chạy vào nhận đất thải của máy xúc đem đi... Các xe đất đều chạy ra đổ ở một vùng ao chuôm hoang thuộc vùng láng. Nơi đây đã được Chính phủ và Thành phố quyết định sau khi hơn 6 mét khối đất của công trường Lăng Bác đổ xong ở đó, sẽ san bằng, rồi một bệnh viện lớn, đàng hoàng, cho thiếu niên, nhi đồng sẽ được xây lên tại chỗ...

Trong lúc đó mọi quan khách trên công trường vẫn còn nán lại xen quang cảnh đào hố móng nhộn nhịp, cùng anh em đóng cọc bản thép tiếp tục hăm hở làm việc ở liền ngay đó, nhiều người đã hiểu ra: gọi "Hố móng" là theo ngôn ngữ của xây dựng cổ truyền, nhưng ở đây không phải là những hỗ móng thông thường thư của các nhà dân, thậm chí các dinh thự hoặc công sở. ở những công trình dân dụng hoặc công sở bình thường, hố móng chỉ sâu tới khoảng 2 mét hoặc hơn một chút. ở đây khác, hố móng là cả một tầng hầm sau tới 6 mét có chỗ 8 mét và kéo dài theo tổng chiều dài của cả Lăng là hơn 150 mét (hai khán đài ở hai bên chỉ rộng 20 mét, nhưng khối chính Lăng ở giữa hình vuông rộng mỗi bề 31 mét. Có thêm một phòng đặc biệt để phòng chiến tranh ở liền ngày phía sau khối chính Lăng).

Gần trưa, trời lại tối xầm. Lại sắp có mưa to! Rồi mưa đổ xuống thật. Không những mưa to, lại còn gió mạnh gần như bão. Gió rít lên từng hồi. Mưa giăng kín trời kín đất. Tuy nhiên các máy xúc vẫn ầm ào liên tục làm việc. Những chiếc xe chở đất vẫn như những đàn voi lớn lồng lên nối nhau chạy đi chạy về hối hả. Không một xe, máy nào chậm lại. Anh đội trưởng chỉ huy cuộc đào xúc đất luôn luôn vừa nước mưa trên mặt vừa chỉ huy vừa luôn thét lên: "Hãy vì Bác! Anh em công nhân xây dựng hãy dũng cảm tiến lên hoàn thành nhiệm vụ!" "Hãy thi đua với nhân dân, chiến sĩ miền Nam đang lăn lộn trong lửa đạn để tiêu diệt quân thù! Bác Hồ muôn năm! Quyết thắng mưa, thắng gió!"... Trong cùng lúc đó, ở liền ngay bên, anh em đóng cọc bản thép tiếp tục làm việc. Những khẩu hiệu bên đó cũng vang lên như át cả gió mưa" "Thi đua với các anh đào hố móng!, Quyết lập công dâng lên Bác!" - "Cọc bản thép cũng hướng về Nam, học tập, thi đua! Quyết không cúi đầu trước mưa gió!"... Ông Tài - Tổng tham mưu phó quân đội kiêm phó Ban xây dựng Lăng khoác tạm một chiếc áo mưa cũn cỡn do anh em phục vụ đem tới cho mượn, vẫn còn đứng đó, bên ông Vũ Kỳ, không khỏi xúc động: - Anh coi! Con cháu Bác ta như thế đấy! Vì Bác họ sẽ làm được tất cả!

Cuối cùng đúng là tất cả anh em công nhân của cả hai bên cọc bản thép và đào hố móng đã thắng. Dần dần mưa gió đã phải ngớt rồi tạnh hẳn. Anh đội trưởng đào "Hố móng" lại vuốt nước mưa trên mặt, thở phào nói với ông Tài:

Thủ trưởng ạ, nói thật, em lo quá. Nhất là xe tải. Ra ngoài ấy, đường vào bãi như thế chỉ "Kềnh", hoặc xa lầy một xe thôi, là chúng em đủ "Chết" rồi! Nhưng may, an toàn cả. Bác phù hộ cho đấy!

Ông Tài ôm lấy anh đội trưởng như ôm tất cả anh em đoàn xe, tất cả anh em máy xúc, kể cả những anh em cọc bản thép, anh em đào hố móng.

Cũng ngày hôm đó, để đẩy nhanh tiến độ thi công hơn và phòng những ngày mưa có thể sẽ còn tiếp diễn, vì mùa mưa lũ vẫn chưa qua, Ban chỉ huy công trường đã chấp nhận đề nghị của cả hai bên - đóng cọc bản thép và đào "Hố móng" công trình - cho anh em làm thêm cả ngày chủ nhất không nghỉ.

Sau đó, đáp ứng nguyện vọng của nhiều trường đại học, trung học, nhiều cơ quan đoàn thể, Ban phụ trách xây dựng Lăng đã cho nhận từng đoàn, từng đội thanh niên nam, nữ học sinh, viên chức và cả những đơn vị bộ đội thuộc Thành đội Hà Nội tới tham gia lao động ở quảng trường, làm những việc phụ động như dọn dẹp mặt bằng, khiêng vác, chuyển vận vật tư từ các nơi vẫn tiếp tục gửi về như cát, đá, sỏi, công cụ lao động. Những ngày thường, không nghỉ được, các trường học và một số công sở cũng tình nguyện xin được làm những ngày chủ nhật. Tuy nhiên một số cơ quan có thể thu xếp công việc, nên vẫn cho nhân viên tới lao động trong cả một số ngày làm việc. Riêng nhân dân các khu phố thì gần như liên tục... Quảng trường đã đông, càng thêm đông vui, tấp nập ngày đêm. Có cả một số đồng chí lãnh đạo của Chính phủ và Đảng cùng một số cán bộ cao cấp kể cả tướng lĩnh quân đội cũng tới lao động. Nhiều người dẫn trông thấy đại tướng Võ Nguyên Giáp, cùng Trung tướng Lê Quang Đạo tham gia đẩy xe ba gác chở đất thải từ hố móng ra các xe tải để chuyển đi... và đồng chí Lê Văn Lương uỷ viên Bộ CT tham gia chuyển cát, còn đồng chí Hoàng Quốc Việt cũng uỷ viên Bộ CT cùng anh em đóng cọc bản thép cùng chỉnh sửa lại những cọc đóng chưa thật tốt... Sự tham gia lao động của các đồng chí lãnh đạo và cán bộ cao cấp đã làm cho mọi người nhất là thanh niên, sinh viên, học sinh rất cảm động, do đó anh em càng hăng say làm việc gần như quên mình.

Mở đầu "Đại chiến dịch" xây dựng Lăng Bác như thế là rất đẹp. Những ngày tiếp sau đó công trường 75808 vẫn tiếp tục ngày đêm sôi động và các năng xuất đều tăng...

Trong khi ấy nhà máy Xi măng Hải Phòng báo lên: đã hoàn toàn thành công trong khâu thử nghiệm và đã bắt đầu sản xuất lớn loại xi măng đặc biệt. Đã đóng được mấy nghìn bao, bao nào cũng có dòng chữ "Đời đời nhớ ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại". 1800 bao đang được chuyển gấp lên Hà Nội, và sẽ còn gửi tiếp tục gửi cho tới khi Lăng Bác đại hoàn thành. Đi đôi với tin vui của xi măng Hải phòng còn có cả tin vui từ Hoàng Thi-Thác Bà - Yên Bái và Thãnhuyên - Thái Nguyên. Hai nơi ấy cũng báo về đang tiếp tục gửi đá đã xay nhỏ về Lăng để sẽ góp phần đổ bê tông, gửi cả người chuyên về chọn lọc, tẩy rửa, làm sạch đá. Cũng đặc biệt là ở Hoàng Thi mỏ đá coi như đã ngừng hoạt động vì việc sản xuất, tiêu thụ trong chiến tranh có nhiều khó khăn, nay có yêu cầu lớn về đá dăm tốt cho công trình Lăng Bác, mỏ đá Hoàng Thi đã sống lại, thậm chí sống mãnh liệt hơn trước nhiều...

Riêng Cát vàng Kim Bôi vẫn chuyển về thường xuyên, đều đặn ngay từ đầu. Ban phụ trách công trường ở đó đã hứa sẽ bảo đảm liên tục suốt quá trình xây Lăng và cả công cuộc cải tạo quảng trường Ba Đình.

Tuyên Quang cũng cho biết gỗ nghiến, gỗ lim... cũng  đang theo sông Lô xuôi về Hà Nội. Chỉ ít hôm nữa chắc chắn sẽ cập bến Phà đen...

Miền Nam cũng báo ra nhiều tin vui mới, động viên, khích lệ tinh thần anh chị em đang phục vụ ở Lăng rất lớn. Tình hình trong đó ngày càng khá hơn nhiều nhất là từ sau Hội nghị 21 của Trung ương mở rộng vừa qua (tháng 7 - 1973). Trị Thiên đã đánh bại nhiều cuộc hành quân tác chiến của Thiệu, đã giành lại hầu hết đất đai bị lấn chiếm từ sau hiệp định Paris. Vùng kiểm soát của Thiệu nay chỉ còn vùng quanh Huế, Quảng Trị và một ít ở ven biển, tức chỉ còn bằng 17% tổng diện tích của Thừa Thiên Quảng Trị... ở khu 5, từ hề thu 1973 quân dân ta chuyển hẳn lên thế tiến công, đã mở rộng bàn đạp ở các vùng giáp ranh, đánh địch cả ở đồng bằng xoá hàng trăm đồn bốt Thiệu, giải phóng thêm nhiều ấp với hàng chục vạn dân. Trong nhiều thành thị và vùng còn bị chiếm đóng đã xuất hiện phong trào đòi hoà bình, dân chủ, dân sinh, đòi thả tù chính trị, và công khai đòi Thiệu phải từ chức... Trong khu 8, ta cũng đã giành lại được nhiều mảng, nhiều lõm, giải phóng nhiều nơi Thiệu mới lấn chiếm, như ở Nam, bắc đường số 4. Ở Bến Tre, ta cũng đã giành được nhiều ấp, xã với gần 9 vạn dân... Ở khu 9 ta cũng loại được hàng nghìn quân địch, trong khi chúng đi càn quét, đặc biệt ta vừa đánh thắng cuộc hành quân lớn của Thiêu khi chúng định chiếm lại khu vực Ba Hồ... Nhiều nơi - từ Trị - Thiên tới Tây Nguyên và Nam bộ - khi tiến đánh địch, quân dân ta giờ đây đã thường có khẩu hiệu gần như giống nhau một nội dung: "Kiên quyết tiến công, đánh thắng hoàn toàn quân thù, để sớm được ra Hà Nội viếngBác!".... Các đồng chí TW có mặt tại chiến trường và các tư lệnh miền đều cùng một nhận định va báo cáo ra... "Đã có sự chuyển động tốt ở chiến trường miền Nam từ giữa 1973 và hiện đang trên đà phát triển mạnh...".

Đồng chí Đỗ Mười đã luôn hể hả nói với những người chung quanh: "Hai bên Nam Bắc cùng thi đua thế này, việc gì mà không xong? Phải không các đồng chí".

Bản tiến độ thi công của 2 bộ phận đóng cọc bản thép và đào "Hố móng" luôn luôn được đặt trên mặt bàn làm việc của đồng chí. Công việc của hai lực lượng đang thi công ấy sắp xong, chất lượng tốt, dù trời mưa gió gần như liên miên ác liệt. Bây giờ Ban phải lo tới vật tư nhưng trước hết cũng vẫn là nhân lực cho phần xây. Có thể coi đây mới sẽ là vào phần việc chính "Xây", đó là cái từ chuyên môn cũ đã quá quen gọi như thế. Cũng như "Hố móng" vậy, nội hàm của "Xây" bây giờ cũng đã khác nhiều. Bây giờ phải nói là "Đổ bê tông cốt thép" mới thật đúng khi muốn nói tới "Xây" những toa nhà lớn và hiện đại. Nay xây Lăng Bác gần như hoàn toàn là đổ bê tông cốt thép. Thật vậy, có tường gạch thì chỉ là mấy bức tường rất không quan trọng ở sau lưng hai khán đài và một vài phòng phụ dưới phần ngậm, tuy vậy gạch thì gạch vẫn phải dầy từ 50cm trở lên 150cm, mạch và trát vẫn phải bằng xi măng đặc biệt. Bởi vậy Ban xây dựng cùng Ban chỉ huy công trường đã phải tập trung vào chuẩn bị vật tư cho phần "Xây". Chủ yếu là bê tông cốt thép. Căn cứ vào thiết kế, trước sau phải có tới 2 vạn m3 xi măng cường độ 300 - 400. Cát khoảng 3 vạn m3, sắt hàn cũng hàng vạn mét... Về nhân lực cũng đã tập trung được thêm người, tuy nhiên số đông chưa có tay nghề chuyên môn phải cấp tốt cho đi học những lớp hạn: Thợ sắt, thợ nguội, thợ máy, thợ điện, thợ hàn, nhất là thợ mộc - thợ mộc làm cốt pha đồng thời làm và lắp cửa cho các phòng ngay từ khi đổ bê tông dưới phần ngầm. Đó là chưa nói tới thợ lắp máy. Ngay trong bước đầu của phần đổ bê tông đã cần tới thợ lắp máy để phối hợp. Thế đấy, chỉ gọi gọn là đổ bê tông, nhưng biết bao nhiêu là việc và bộ phận liên quan cùng phải tiến hành gần như cùng một lúc... Không ít phức tạp, không ít khó khăn. Công trường đã cho bổ túc và đào tạo các loại thợ, đã được 706 thợ trên tổng số 1.038 người từ các nới gửi về.

Không những đã cho đào tạo thợ, Ban chỉ đạo xây dựng cùng Ban chỉ huy công trường còn đã đề nghị Bộ Kiến trúc cho chuyển trạm trộn bê tông từ Ta Đa cách quảng trường 2km về ngay quảng trường để khỏi mất công vận chuyển xa. Cũng đã cho chuyển tới quảng trường cả xưởng gia công sắt thép, cả xưởng ván khuôn và một xưởng mới thành lập là xưởng thiết kế (có nhiệm vụ liền cánh với thợ Bê tông để giám sát và giúp họ làm đúng mọi quy cách và yêu cầu của các bản thiết kế). Tóm lại, mọi xưởng, trạm... đều đã được bóo trí gần như châu tuần gần ngay quảng trường để rút ngắn thời gian vận chuyển, và rút bớt cả xăng dầu cho xe cộ.

Thế rồi tới ngày 20 tháng 10 (1973) tấm cọc bản thép cuối cùng đã được đóng xuống khép kín như bức rào thép bao quanh khu vực toàn khu hố móng của Lăng. Như vậy là đã xong trước thời gian quy định mấy ngày. Ban chỉ đạo xây dựng và Ban chỉ huy công trường đã tới ngay gặp anh em để khen ngợi và chúc mừng. Có một phóng viên được tới công trường để đưa tin, hỏi mọi người: "Vậy cọc bản thép đâu cả?" Mọi người cười: "Cái hàng rào thép ngăn nước ngầm và đất lở ấy anh không trông thấy được đâu! Nó đã được đống cắm ngập hết dưới đất quanh hố móng rồi! Anh phóng viên cười chữa thẹn: "Vậy tôi chụp ảnh làm sao được nhỉ?".

Một tuần sau, đến lượt bộ phận đào "Hố móng" ở khán đài bên trái Lăng cũng hoàn tất để chuyển phần "Hố móng" đã xong (khán đài trái) cho đội quân "Xây" (đổ bê tông cốt thép) tới bắt đầu vào làm việc, theo kiểu xem kẽ liên hoàn, còn mình chuyển sang phần lễ đài phải...

Bữa nay các đồng chí lãnh đạo cũng lại tới khá đông đủ để nhiệt liệt chúc mừng lực lượng đào hồ móng đã thắng lợi và chứng kiến buổi đầu làm việc của đội quân bê tông cốt thép. Đây là bắt đầu bước vào phần rất quan trọng của toàn bộ công trình.

Trước hết mọi người đề ngắm nhìn diện tích toàn hố móng, mới thấy là rất lớn. Đào được, anh em công nhân đã phải bỏ công sức ra không nhỏ. Hố móng của hai cánh khán đài cộng lại dài trên 120 mét, cộng chiều rộng của khu giữa tức chính Lăng nữ (hình vuông mỗi bề 31 mét) thành một chiều dài của toàn Lăng là 150 mét có lẻ. Đã dài, lại còn sâu tới 6 mét, có chỗ 8 mét, giả dụ bỏ một ngôi nhà hai tầng xuống có thể ngập gần hết mái. Anh em đã phải đào hai con đường xuống và lờn cho xe tải tải lấy đất đem tới nơi sẽ xây bệnh viên nhi đổ cả một khối đất trên 1.200m3. Đang mùa mưa. Xe cộ, phương tiện dù đơn xơ những vẫn cũng thiếu then, nhất là cũ kỹ hay hỏng hóc luôn. Rất khổ.

Quay lại nhìn các máy móc lao động của cánh bê tông cốt thép đã chuyển tới, mọi người khá mừng thấy Ban xây dựng và Công trường đã "Giật gấu vá vai" đều về đây được hai cần cẩu khá lớn di chuyển trên đường ray-ký hiệu KD11.0J và hai cẩu nhỏ hơn, bánh hơi như ô tô. Dù nhỏ hơn nhưng hải cẩu này cũng được rất nhiều việc và thuận lợi chuyển vật liệu từ ngoài bãi hoặc kho xưởng vào công trình khá nhanh nhẹn. Cẩu lớn, cẩu bé, cùng xe lớn xe nhỏ... phương tiện tuy thật ra cũng chưa nhiều nhưng nếu so với phần đóng cọc bản thép và cả phần đào hố móng thì dẫu sao chuyển sang phần "Xây" này vật liệu thế y cũng đã là khá rồi, có thể làm được tốt. Tất nhiên nếu máy móc, xe cộ, vật tư nhiều và hiện đại hơn nữa thì vẫn "Ăn chắc" hơn, Đại tướng Võ Nguyên Giáp người đang cùng Bộ CT trực tiếp theo dõi, chỉ đạo cuộc chiến ở miền Nam từng giờ thậm chí từng phút, tuy nhiên hôm nay đồng chí cũng cố bứt ra để tham dự buổi công trường chính thức tiến hành buổi đổ bê tông cốt thép đầu tiên, nói một cách dân dã đã quan là: chính thức bắt đầu vào "Xây" Lăng Bác. Đồng chí hiểu đây là phần việc hết sức quan trọng trong toàn bộ công trình Lăng Bác. Đồng chí đứng ngắm nhìn xe cộ, máy móc... và anh em công nhân nhiều loại như sắt, mộc, lắp máy... đã phải phối hợp ngay từ khâu bê tông này, rất đông, tấp nập và hăng hái, nhưng đồng chí Văn biết cũng không khỏi có chút hồi hộp. Đồng chí không khỏi liên tưởng tới trước khi mới trận mở màn tấn công quân Pháp ở Điện biên phủ khi xưa... Trận Him Lam và trận đồi Độc lập mở màn chính thức đại chiến dịch này liệu có thắng không? Không mở được "Cửa" này làm sao đưa quân tiến xuống được cánh đồng Mường Thanh? Tất nhiên "Mọi sự so sánh đều khập khiễng", nhưng đồng chí hiểu tâm trạng sôi nổi quyết tâm của anh em từ chỉ huy tới chiến sĩ trước cái gọi là "Chiến dịch" bê tông cốt thép này "Nhưng cũng thấy vẫn còn ít nhiều một chút lo lắng về vật tư, phương tiện và cả nhân lực... Quả thật ở nước ta chưa bao giờ gần đây lại có một công trình vĩ đại như thế này.

Đây là phần sẽ dựng lên "Hình hài" của toàn Lăng. Để bắt đầu vào phần "Xây" này, một đội được coi là mạnh đã được vinh dự "Xuất quân" đầu tiên. Đó là đội 7, tất cả anh em đều rất trẻ và khoẻ thuộc Tổng công ty 57 của Bộ Kiến trúc. Dễ nhận ra ngay anh chỉ huy chung của khối hơn ba trăm thợ bê tông vẫn là Anh hùng lao động số 1 của Bộ Kiến trúc: Vũ Tất Ban. Trước khi phát lệnh vào thi công, anh báo cáo với các cán bộ lãnh đạo ở trên xuống chỉ đạo và động viên, cùng các cán bộ là khách mời đứng vây quanh là: mọi công việc của bộ phận đổ bên tông đã chuẩn bị và hoàn toàn sẵn sàng. Anh nghiêm trang, hào hứng nhắc lại lời đồng chí Võ Nguyên Giáp vừa nới với anh em: "Kết quả của công tác bê tông cốt thép sẽ là nền tảng vững chắc cho toàn công trình Lăng Bác". Vì thế - vẫn theo lời anh - tất cả anh em đã hứa sẽ ra sức lao động hết mình và phải biết phối hợp tốt. Tiếp đó, anh tranh thủ báo cáo thêm đôi chút để các cán bộ cấp trên và khách báo chí nghe về một vài trong những đặc điểm lớn trong phần công tác bê tông này. Anh cho biết công tác bên tông cốt thép ở dưới phần ngầm của Lăng Bác ngoài nền, sàn, còn có các bức tường cũng bê tông cốt thép ngăn ra các phòng làm việc lớn nhỏ khác nhau thành những ô vương tương đối đều nhau để tạo sự đặc biệt kiên cố cho cả phần ngầm đỡ được hoàn toàn vững chắc phần nổi sẽ xây ở trên. Nhưng còn có một phần việc rất đặc biệt, đó là làm ở phần ngầm Lăng Bác còn phải tạo nên một vỏ bọc toàn phần ngầm. Vỏ là hai lần thép bọc, thêm một lần bê tông chống thấm dầy ở ngoài cùng là ba. Tất cả sẽ cùng tạo nên một vỏ bọc cực kỳ tín và cũng cực kỳ kiên cố. Như vậy phần ngầm của Lăng sẽ tuyệt đối không bị thấm nước, tuyệt đối không bị rò rỉ, đến mức giả dụ đem thả xuống nước, toàn phần ngầm này sẽ... nổi y như một con tầu! Do đó trong công tác bê tông cốt thép có nhiều loại thợ, trong đó thợ hàn bao giờ cũng thuộc những loại thợ quan trọng đứng hàng đầu. Một đặc điểm nữa là ngay trong khi đổ bê tông đã sớm cót những công việc đã phải sơm có sự hiệp đồng tốt với thợ lắp máy, cả thợ mộc nữa... Như thế đấy, nói đổ bê tông chỉ là nói gọn, còn thực ra rất phức tạp, nhất nhiều việc, và phải phối hợp với nhiều loại thợ khác, nên đòi hỏi người thợ bê tông phải rất cần mẫn, kiên trì vào tháo vát nữa. Mọi người còn đang rất thích thú nghe chuyện của anh đội trưởng bê tông thì có lệnh vào việc. Thế là trào lên như một làn sóng, các anh thợ áo quần lao động gọn ghẽ với những gương mặt đầy hưng phấn, chia ra từng nhóm, từng tốp bắt tay vào các việc khác nhau.

Thể rồi theo một hiệu lệnh, toàn thể bộ máy đổ bê tông to lớn bắt đầu vào việc. Không khí thật là rầm rộ.

Công việc mở đầu xem ra khá trôi chảy. Tuy nhiên dần dân về sau, với con mắt các nhà chuyên môn thấy không phải không có đôi điều, đôi chỗ còn phải được chú ý. Trước hết phần lớn anh em là thợ là thanh niên ở tứ xứ mới tuyển về và huấn luyện gấp chưa thể nói là thông thao. Công tác tổ chức, chỉ huy từ trên xuống dưới cũng chưa phải đã là hoàn hảo cả... Phần ngầm là nơi có mật độ cốt thép rất ớn, có thể lớn nhất trong toàn Lăng, và công việc phải xen kẽ và phối hợp giữa nhiều bộ phận và loại thợ khác nhau nên khá phức tạp, nên việc bố trí, tổ chức sản xuất phải được nghiên cứu rất kỹ, và rất tỉ mỉ hơn nữa mới khỏi chồng chéo hoặc phải đời chờ nhau, thậm chí phải chỉnh sửa lại mất thì giờ... Đó là những khó khăn về mặt nhân lực kỹ thuật. Vật tư cũng chưa phải là đủ. Ta vẫn còn đang phải dùng toàn bộ máy móc, xe cộ, cẩu lớn, cẩu nhỏ... mà ta có, đã cũ hoặc lạc hậu trong khi đó vật tư, công cụ lao động hiệu đại Liên Xô đã báo là thu xếp được rồi và đã gửi sang, nhưng vẫn chưa thấy ang.

Ông Mỹ chỉ huy trưởng công trình cùng hai chuyên gia Liên Xô luôn đi quan sát. Ba ông cùng thấy cái đáng quý nhất là tình thần anh em. Nhưng như thế chưa đủ. Đúng là anh em còn mới nên tay nghề chưa cao. Và cả số lượng nữa, vào việc mới thấy vẫn còn chưa thật đủ. Cứ như nhân lực này, công cụ cùng vật tư thế này, ba ông đều lo mùa mưa lũ sắp tới rồi, e rất khó hoàn thành công việc đúng thời gian như trên đã quy định. Ba ông cùng nhất trí là cần phải mạnh dạn báo cáo sớm điều này với các cấp lãnh đạo ở trên. Không nên quá lạc quan vội.

Ông Mỹ đã lên gặp Ban chỉ đạo xây dựng Lăng. Đồng chí Đỗ Mười cho biết: Ban chỉ đạo xây dựng cũng đã tiếp nhận được ý kiến của một số kỹ sư, kiến trúc sư của ta. Những nhận xét bước đầu đều tương tự như nhau. Nhưng Ban chỉ đạo chưa đưa ý kiến của mình ra vội, vì còn muốn xem xét kỹ thêm nữa. Nhận định không chính xác, anh em sẽ mất tinh thần. Nay có thêm ý kiến của cả ông Mỹ và các chuyên gia là rất tốt. Tuy vậy, đồng chí Mười yêu cầu các cán bộ có kỹ thuật, có kiến thức cần cùng nhau tiếp tục xem xét và suy nghĩ thêm, mặt khác Bạn sẽ lại gửi công văn sang Matxcova tiếp tục thúc vật liệu, và yêu cầu gửi thêm cả chuyên gia sang giúp ta. "Nói thật, các anh ạ, tôi cũng không khỏi lo: Mùa mưa 1974 mà đến sớn, ta vẫn chưa xong thì kéo... chết dơ cả với nhau!".

Qua một tuần.

Sang tới tuần lễ thứ hai. Trên công trình, vẫn chủ yếu bên khán đài trái nơi đang thi công bê tông cốt thép dù vẫn hăng say, rầm rộ, nhưng công việc ngày càng bộc lộ những trục trặc, mà nguyên nhân không khác lắm những gì mà ông Mỹ và các chuyên gia Nga, cùng một số cán bộ cũng đã sớm thấy: trước hết vẫn là thiếu nguyên vật liệu tốt, bên cạnh đó là trong kỹ thuật đã bộc lộ rõ hơn sự chưa thật giỏi của anh em thợ mới vào nghề trong thi công, cộng với sự chỉ huy, tổ chức cũng chưa nhiều kinh nghiệm trong những công trường lớn như thế này, gặp phải việc khó, phức tạp, có khi cán bộ phải cho dừng cả công việc để thảo luận lại, không phải chỉ một vài giờ mà có khi hàng buổi, hàng ngày với chuyên gia ban.

Tuy nhiên, một việc khá lớn đã bất ngờ xảy ra mới chỉ sau có 15 ngày thi công bê tông đã làm cho gần như bàng hoàn cả công trường, nhất là các cán bộ lãnh đạo và chuyên môn. Đó là đang lúc công việc đổ bên tông dẫu sao vẫn chưa có chuyện gì trục trặc thật đáng kể, thì "Đùng một cái", các cán bộ Bảo vệ kinh tế luôn có mặt ở công trường báo động: họ đã phát hiện thấy trong các đá đang dùng trong xây dựng ở công trường có phóng xạ quá quy chuẩn cho phép. Phóng xa? Có thật không? Phóng xạ? Ôi, thế thì... nguy rồi! Nhưng ở mức độ nào? Ai trả lời được? Ai xác định được?... Cả công trường xôn xao. Tất cả mọi việc phải tạm dừng cả lại. Đồng chí Trần Đại Nghĩa nhà khoa học lớn của Việt Nam - Chủ nhiệm uỷ ban khoa học kỹ thuật Nhà nước - lập tức được mời đến. Cũng không khỏi lo lắng, ông đã xem xét lại tất cả các mẫu đá làm bê tông. Nhưng Việt Nam khi ấy làm sao mà có được máy móc hiện đại để có thể cho ông kiểm nghiệm, và sớm xác minh, kết luận thật chính xác là có hay không phóng xạ, và nếu có thì tới mức nào?... Cuối cùng ông đã đề nghị với lãnh đạo cho mang mẫu đá sang Liên Xô nhờ bạn xác minh giúp, không có cách nào khác. ý kiến ấy đã được Bộ CT chấp nhận ngay.

Thế là ba cán bộ tin cậy đã được cử đi, với yêu cầu có kết luận càng nhanh bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Ba người là đồng chí Nguyễn Mạnh Kiểm lúc đó đang là vụ trưởng xây dựng - bộ Kiến trức, Nguyễn Trọng Quyển - trường phòng kiến thiết của Công Binh - người đã có nhiều đóng góp trong thời kỳ làm hai cơ sở đặc biệt 75A, 75B hồi Bác mới qua đời; người thứ ba là đồng chí San chuyên gia thí nghiệm vật liệu cũng bộ Kiến trúc. Ngay khi ba đồng chí đặc phái viên lên máy bay, đồng chí Đỗ Mười còn điện theo sang yêu cầu đại sứ Võ Thúc đồng phải hết sức giúp ba phái viên trong việc này.

Sang tới Nga, nhóm ông Kiểm đã đề nghị với bạn được làm việc ngay. Hết sức mừng: không hề chậm trễ, các đồng chí lãnh đạo của Liên Xô sốt sắng huy động và chỉ thị ngay cho các cơ quan, các tổ chức khoa học lớn nhất liên bang giúp đỡ tức khắc. Trước hết là viện Dupna nổi tiếng, tiếp đến là Viện khoáng sản hiếm, sau nữa với Viện du hành vũ trụ cơ quan khoa học tối quan trọng của Liên Xô. Ba ông phái phiên của ta thở phào: Đúng là "Đường dài mới biết ngựa hay", gặp khó khăn mới thấy rõ tình cảm quốc tế tuyệt vời của bạn. Nhóm ông Kiểm còn được tất cả các nghiên cứu sinh và các nhà khoa học của ta như giáo sư Nguyễn Văn Hiệu đang làm việc ở viện Dupna cũng hết lòng giúp đỡ... Tháng 11, nước Nga đã vào đông. Mùa đông Nga đầy gợi cảm, nhưng nhóm cán bộ của ta sang không còn thì giờ và cả lòng dạ nào mà chơi ngắm cảnh nữa. Cả ba ông đều có bạn Nga cả. Nhưng công việc thế này, tâm trạng thế này, cả ba đều không tới thăm một ai, chỉ chăm chăm đợi chờ trả lời của các viện lớn. Chờ đợi và chờ đợi. Lòng ruột lúc nào cũng như có lửa đôt. Cú phóng xạ thực hay không? Nếu có thì mức độ tới đâu? Những câu hỏi ấy ngày đêm vẫn như khoan vào đầu óc mấy anh em Việt Nam...

Trong khi ấy ở trong nước, từ trên xuống dưới cũng đều vô cùng bồn chồn, lo lắng. Các đồng chí trong Ban xây dựng gần như không mấy ngày không ra hiện trường để xem xét lại mọi việc. Quang cảnh bề bộn bời bời vẫn còn đấy, im lìm, vắng hoe - một sự vắng lặng như nghẹt thở. Lo và buồn không sao kết xiết.

Một tuần lễ qua đi, vẫn chưa có hồi âm. Rồi một tuần nữa sắp trôi đi, vẫn im bắt. Nỗi lo càng lớn, nỗi buồn càng tăng.

Thế rồi tới đúng đêm 19 tháng 11 năm 1973 một bức điện từ Maxcova bay về Hà Nội dựng tất cả mọi người dậy: "... Mức động phóng xạ hết sức thấp, không hề hấn gì. Đá của Việt Nam đang dùng có đủ những thông số kỹ thuật bảo đảm cho phép sử dụng ở các công trình xây dựng quan trọng nhất..." Mọi người chỉ còn thiếu nhảy lên, ôm lấy nhau, reo lên vì quá mừng.

Thế là mọi công việc trên công trường lại được tiếp tục. Lại có tiếng cười ran ran. Lại hết sức tấp nập. Lại vô cùng hăng say. Nhưng dẫu sao cũng thấy rất rõ là đã mất toi gần hai tuần. Vậy làm sao để cướp lại thời gian đã mất vì chuyện phóng xạ, vì cả những buổi thợ phải ngừng tay để cán bộ thảo luận lại về chuyên môn? Mà nay đã là cuối tháng 11- 1973. Vậy liệu có thể hoàn thành mọi việc đúng như yêu cầu của trên không? Câu hỏi ấy đã khá mau trở thành mối lo thực sự của không phải ít người mà đã thành của số đông, nhất là trong các cán bộ chuyên môn và cả các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy.

Ban chỉ đạo xây dựng và Ban chỉ huy công trường cùng các chuyên gia ban đã phải nhanh chóng cùng ngồi lại với nhau kiểm điểm mọi mặt và bàn tiếp tục công việc trên toàn Lăng nhằm làm sao cho được tốt hơn, nhanh hơn nữa. Mọi người thừa nhận tốc độ công việc đúng là có thể chậm so với yêu cầu thời gian do trên đề ra. Nhưng nguyên nhân: Không phải hoàn toàn do "Vụ phóng xạ". Mọi đồng chí đều nhất trí: chủ yếu vẫn là vật tư, thiết bị vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ, dù ta đã hết sức cố gắng với tinh thần không hề ỷ lại, thụ động. Nhưng cũng còn vì lực lượng thi công. Thật vậy, nay đã thấy nhân lực dẫu sau cũng chưa thật đủ, thêm nữa tay nghề nói chung là chưa cao vì hầu hết là thanh niên ở các nơi mới tuyển, mới vào nghề, mặc dù tinh thần lao động của anh em hết sức tốt. Thêm nữa, một số các cán bộ phụ trách các đội cũng tỏ ra có khá lúng túng, thậm chí xử lý chưa chuẩn trong công việc... Cơ quan đặc trách của bộ phận chỉ huy lắp máy của Công trường cũng đã có một báo cáo chính thức khẳng định như báo động: "Có khả năng công trình sẽ bị chậm, không hoàn thành đúng hạn, như quyết định của Đảng và Chính phủ là ngày 2 tháng 9 năm 1975".

Ban chỉ đạo xây dựng Lăng cùng Ban chỉ huy công trường đã cùng bàn rất kỹ mọi mặt, cuối cùng đã hoàn toàn nhất trí: một mặt phải đề nghị Bộ CT và Chính phủ và Bộ quốc phòng cho lực lượng quân đội sang tăng cường cho công trường. Mặt khác đề nghị lại cử ngay một phái đoàn sang Liên Xô đề nghị bạn gắng khẩn trương hơn nữa trong việc hoàn tất bản thiết kế tổng thể về Lăng Bác, đồng thời gửi tiếp vật tư và tăng thêm chuyên gia cùng công nhân kỹ thuật sang Việt Nam. Đặc biệt tiếp tục đề nghị bạn hối thúc các vật tư đang đặt làm ở các nước khác.

Bộ CT và Chính phủ đã hoàn toàn đồng ý với tất cả những đề nghị này. Bộ quốc phòng đã được yêu cầu phái ngay công binh sang công trình Lăng Bác. Còn đoàn đi Liên Xô do đồng chí Phùng Thế Tài phụ trách được yêu cầu lên đường gấp, ngay từ những ngày đầu tháng 12 (1973).

Bay đúng vào một ngày rét buốt, trần mây tới xám đè nặng chĩu, trời mù tốt, ông Tài thầm lo: khéo là điềm xui, công việc thất bại mất. Nhưng không ngờ mọi việc khá thuận lợi. Ông tài sang, đồng chí Nôvicốp phó chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Liên Xô đã tiếp ngay và nhiệt tình bảo đảm Liên Xô sẽ gắng hết sức mình giúp Việt Nam hoàn thành Lăng Bác đúng thời hạn. Liên Xô sẽ thúc đẩy ngay các nước đã nhận làm máy móc cho Việt Nam. Mặt khác Liên Xô sẽ huy động hơn nữa những gì có thể huy động được trong cả Liên bang để gửi tiếp sang Hà Nội.

Về phía quân đội, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng đã tổ chức họp ngay Thường vụ quân uỷ và sau đó binh chủng Công binh đã nhận được đầy đủ chỉ thị và mệnh lệnh của trên. Căn cứ vào yêu cầu cụ thể đầu tiên của Ban chỉ huy công trường, Công binh cử một đại đội thợ sắt ưu tú, lành nghề nhất của đoàn công binh Hùng Vương đến Ba Đình trước.

Ấy là những ngày giáp Tết Giáp Dần. Toàn đội hăng hái hứa với chỉ huy Trung đoàn khi ba lô lên đường tới Ba Đình: "Sẽ gác lại niềm vui đón Tết ở đơn vị, gác lại cả chuyện về phép thăm gia đình. Được đi góp phần công sức xây Lăng Bác, đó cũng là niềm vui và hạnh phúc lớn của anh em chiến sĩ".

Đoàn xe đã đưa anh em đi vào những đường phố Hà Nội hồng thắm hoa đào và nhộn nhịp rừng người đi sắm Tết. Thành phố dường như không còn dấu vét gì nhiều của trận đánh B52 mùa đông 1972. Trên xe, lính ta lòng tràn ngập niềm vui và cả tự hào của những người lĩnh được đi làm nhiệm vụ thiêng liêng. Tới Quảng trường, đội công binh thợ sắt vào trình diện. Anh em đã được đón tiếp rất vui vẻ trong tập thể lực lượng công nhân đang đổ bê tông cốt thép. Tất cả mới, cũ cùng nhau hát vang những bài ca chiến đấu và cách mạng, rồi cùng hạ quyết tâm sẽ "Ăn Tết bê tông". Có nghĩa là sẽ cùng nhau làm việc cả ba ngày Tết.

Thế rồi đêm 30 Tết đã tới, trong khi những nồi bánh chưng réo sôi trên các bếp nửa đoàn tụ, vô cùng ấm áp ở quê hương xa, gần, và ở ngay khắp đô thành này, thì trên công trường anh em thợ bê tông - cả dân sự cả quân sự - cùng xắn tay sáo lên, bắt tay vào việc... Mưa bụi lất phất bay đầy gợi cảm đã làm cho tâm hồn anh em thợ và chiến sĩ như thêm dịu đẹp trong niềm vui của tuổi trẻ sẵn sàng dấn thân cống hiến. Dù cũng không khỏi đôi ba phút nào đó như thoáng một chút thoáng nhớ về những mái ấm gia đình nơi quê xe trong đêm trừ tịch này, nhưng cũng chỉ như một gợn mây qua vầng trăng rầm, ý chí vẫn vững vàng, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ vẫn như lửa đỏ... Tới khi tiếng pháo bắt đầu nổ ra xa gần khắp thành phố, toàn thể anh em thợ và chiến sĩ bê tông không ai bảo ai cùng nhau bật lên tiếng hát "... Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng..." rồi "...Một mùa thu qua cáhc mạng tiến ra..." ... Những tiếng hát trẻ trung, say sưa đến lạ lùng ấy vang lên bên các hố móng, bên các cột, mảng cốt pha và các giàn giáo đã bắt đầu dần dần nho cao. Đêm tịch đen xanh xiết bao dịu dàng dẫu sao cũng đầy thương nhớ, dù đó là những "Tiểu anh hùng của thời đại" đang sẵn sàng, tự nguyện dấn thân. Chung quanh họ là những ánh đèn đường và từ những ô cửa sổ tràn đầy ấm áp của những gia đình ở bên đường chiếu ra. Từ những ô cửa sáng đèn ấy còn bay ra cả những tiếng ho của cụ già, tiếng nói cười của người lớn, cùng tiếng bi bộ của trẻ thơ, với cả những giọng cười con gái trong sáng, đẹp như ngọc... Đó là một đêm giao thừa hoà bình không sao quên, mà những chàng trai và lính thợ đã trải quả như thế đấy.

Sáng hôm sau mồng một Tết. Tất cả anh em công nhân, chiến sĩ công binh, cũng như bất ngờ nhận được một lẵng hoa rất tươi của bácTôn Đức Thắng gửi tới tặng với dòng chữ: "Chúc mừng các cháu đã quên Tết, xa gia đình, lao động hết mình vì Bác Hồ vĩ đại của tất cả chúng ta".

Và sau đó ít ngày, Ban chỉ huy công trường đã đề nghị với bên quân đội chi viện tiếp cho 120 thợ sắt nữa. Vẫn với tuyền thống "Có ngay", mồng 7 Tết, Binh chủng công binh đã phái đi tiếp 2 đại đội thuộc Tiểu đoàn 2 vẫn của đã đoàn Hùng Vương. Hai đại đội này tới quảng trường sát nhập luôn với đội sắt đã sang trước, thành một tiểu đoàn hoàn chỉnh. Tiểu đoàn này đã được trao ngay nhiệm vụ kết cấu sắt cho việc đổ bê tông ở phần trung tâm, tức chính Lăng. Nơi đây anh em công nhân đào hố móng cũng vừa hoàn tất công việc, đã rút sang làm ở bên khán đài cánh phải.

Được làm việc ở ngay khu chính Lăng, anh em công binh rất phấn khởi. Cả tiểu đoàn tập trung ngắm nhìn và cùng tưởng như thấy Bác kính yêu đang từ chủ tịch phủ đi sang, vẫn với bộ ka ki bạc mầu và đôi dép lốp. Bác tươi cười bước tới với các chiến sĩ. Bác giơ tay vẫy và hổi: "Các cháu đấy ư? Vừa rồi ăn Tết ở công trường có vui không?"... "Đồng chí tiểu đoàn trưởng bỗng cất tiếng hát vang "Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng..." Lập tức cả đơn vị cùng cất tiếng hát theo vang dậy, ngây nhất. Tất cả những ai trên quảng trường đều quay lại, ngắm nhìn các chiến sĩ, và dường như ai ai cũng cất tiếng hát theo... Mùa xuân, nắng ấm bỗng bừng lên làm cho tất cả những gương mặt - cả công nhân, chiến sĩ, cán bộ, nhân viên - cùng như sáng cả lên, đẹp hơn lên lạ lùng.

Không khí làm việc trên toàn quảng trường đã hoàn toàn trở lại tập nập, sội động như khi cưa xảy ra "Vụ phóng xạ" vừa qua. Cũng vừa dịp này (đầu tháng 3 - 1974) phái đoàn ông Tài từ Liên Xô trở về mang theo những tin mới bổ xung cho niềm vui chung: Ta đã nhận được của ban bản Tổng tiến độ thi công toàn Lăng rất quan trọng. Bạn cũng đã hoàn toàn đồng ý sẽ thúc đẩy mọi vật tư và tăng chuyên gia để giúp ta quyết đổ xong bê tông toàn phần ngầm của Lăng - dự kiến sẽ là ngày 30 tháng 5 - 1974).

Có được bộ bản Tổng tiến độ thi công là rất mừng.

Ngày 8 tháng 3 (1974) được lệnh của Bộ Quốc phòng, Công binh đã quyết định phái nốt cả Trung đoàn công binh Hùng Vương sang tham gia công trường xây Lăng Bác. Còn hơn thế nữa: theo lệnh đồng chí Văn Tiến Dũng Tổng tham mưu trưởng, Công binh báo sang 75808 là sẽ còn được tăng thêm một trung đoàn nữa: Trung đoàn 289 Bắc Sơn. Nhưng đơn vị này đang ở xa, sẽ về sau.

Và thế là chỉ huy ngày sau đó, đoàn Hùng Vương đã có mặt đầy đủ ở Ba Đình (cùng tiểu đoàn đã đến từ trước). Ban chỉ huy Đoàn đã nhận nhiệm vụ cụ thể cả trên bản vẽ, cả trên thực địa. Rồi sau khi rất nhanh chóng ổn định nơi ăn chốn ở tại những căn lán tạm ở ngay bên quảng trường, toàn đơn vị bắt đầu vào việc.

Ấy là một buổi sáng mùa xuân. Trời trong sáng và ấm áp. Mẻ bê tông đầu tiên của chiến sĩ Hùng Vương đã đổ xuống hố móng ở khu trung tâm (chính Lăng) trước sự rất hài lòng của một số đồng chí lãnh đạo ở trên tới chứng kiến, và tất cả anh em công nhân bên Kiến trúc.

Nhưng rồi mấy hôm sau trời chuyển dần sang nắng. Cái nắng mới bao giờ cũng thường rất khó chịu. Mồ hôi như suốt ngày. Chiến sĩ công binh Hùng Vương như vật lộn với cát, sỏi, xi măng... dưới cái nắng chớm hè mà đã gần như cháy lửa. Nhưng vẫn hết sức kỷ luật, hết sức gan góc, với tinh thần trách nhiệm rất cao của những người chiến sĩ trong quân ngũ đã được rèn luyện, nên năng xuất không hề giảm. Anh em đã làm gần như không nghỉ.

Rồi sau mấy ngày nữa, đoàn công binh Bắc Sơn rầm rập kéo tới, đúng như chỉ thị của Tướng Văn Tiến Dũng. Số lượng lính lao động ở đây đã khá đông nay càng thêm đông. Khí thế chung do đó cũng lên cao hơn. Đồng chí Đỗ Mười đã ra tận nơi, đứng trên con đường làm tạm bằng những mảnh bê tông ghép cho các xe cần cẩu, xe tải chạy quanh toàn khu hố móng. Đồng chí ngắm nhìn quang cảnh đông đảo, tấp nập chưa từng có ở đây, mầu áo xanh của lính hoà với mầu áo xanh thợ, lòng ông không khỏi trào lên niềm vui và tin tưởng. Nỗi lo chậm thời gian âm thầm lẩn quất trong lòng ông hơn tháng nay chưa dám thổ lộ cùng ai, nay dường như không còn nữa. Chợt một trợ lý vội vã tới báo cáo: Đồng chí Vũ Nguyên Giáp lại tới...

Hai đồng chí Võ Nguyên Giáp và Đỗ Mười cùng đi xem cả ba khu: khu chính giữa Lăng và hai khán đài ở hai bên. Các đồng chí cũng hoàn toàn đồng ý với Ban chỉ huy công trường về sự phân công gọn, khi đã có nhân lực mạnh: Anh em công binh được phân công tập trung dứt điểm ở giữa Lăng cùng hầm đặc biệt. Hai khán đài ở hai bên được giao hoàn toàn cho anh em công nhân thuộc bộ Kiến trúc, đồng chí Đỗ Mười báo với đồng chí Vũ Nguyên Giáp là Ban chỉ huy công trường cũng đã điều tới phối thuộc cho anh em một số các kíp thợ mộc, thợ thép hình, thợ giàn giáo và cả mấy cán bộ trắc địa...

Đồng chí Võ Nguyên Giáp trước khi ra về đã dừng lại trực tiếp đứng nói chuyện với anh em thợ và công binh ít phút. Đồng chí báo cho anh em biết cuộc chiến trong Nam đang đi tới giai đoạn quyết liệt nhất và cũng là giai đoạn quyết định. Rất có nhiều triển vọng lớn...:

Anh em công nhân và chiến sĩ lắng nghe và hết sức vui mừng vừa rất cảm động khi thấy "Anh Văn" - "Bác Văn" đang là người gánh vác trách nhiệm cao nhất trong quân đội, hết sức bận, trong những ngày hết sức sôi động này vẫn cố dành thì giờ lại ra đây động viên anh em thợ thì quả thật là vô cùng quý báu. Tất cả cùng vui vẻ đồng thanh chúc sức khoẻ đồng chí và hữa sẽ triệt để hưởng ứng đợt thi đua đang diễn ra với tên gọi "Chiến dịch đổ bê tông phần ngầm".

Giữa lúc đó một tin vui nữa bay về như góp thêm phần động viên mạnh mẽ tinh thần em anh công nhân và chiến sĩ: khá nhiều vật tư của Liên Xô đã cặp bến Hải Phòng...

Người ta thường nói "Phúc bất trung lai", nhưng ở đây, lúc này thì quả là đã có sự "Trung lai". Nhưng vẫn chưa biết hết: lại còn thêm một tin vui nữa: Một đoàn xe chở gỗ của Nam bộ xa xôi đã ra tới Hà Nội! Đoàn do đích thân bà Nguyễn Thị Định phó tư lệnh quân giải phóng miền Nam chỉ huy. Mấy tháng trước đã có gỗ và đá quý của Quảng Nam Đà Nẵng, rồi cả gỗ quý của đồng bào Tây nguyên. Bây giờ đến gỗ quý Nam bộ, niềm vui lại bao trùm khắp công trường.

Hôm ấy, các đồng chí lãnh đạo đều đã có mặt từ sơm. Tuy là đón gỗ quý, nhưng ai ai cũng nghĩ, cũng coi đây là đón đại biểu của quân dân miền Nam ruột thịt đã vượt qua bao máu lửa ra đây viếng Bác...

- Xe đã tới kia rồi! Những tiếng rao vang cất lên từ ngoài xa.

Tất cả những người chò đón đều rất mừng rất vui, không khác gì những tháng trước đã đón các đoàn gỗ, đá quý từ Quảng Đà - Non Nước, khu 5 và Tây Nguyên ra dâng Lăng Bác.

Thế rồi một đoàn hơn chục chiếc xe Mỹ to đúng chở đầy gỗ cũng từ từ tiến vào quảng trường. Trên xe còn có cả những cán bộ, chiến sĩ đội mũ tai bèo, mặt còn xanh mầu cây rừng, mầu địa đạo, và xạm khói súng, khói bom. Đoàn xe dừng lại trước hội trường Ba Đình bên kia đường Hoàng Diệu. Cũng như khi đón gỗ và đá quý của Quảng Nam - Đà Nẵng và gỗ quý Tây Nguyên trước đây, lễ đón gỗ quí và cán bộ chiến sĩ Nam bộ làm trong hội trường Ba Đình nơi được coi là lớn nhất lúc đó. Lễ cúng dản dị nhưng tràn ngập tình thương yêu và trân trọng. Đã nhìn rõ hơn những gương mặt anh hùng của các chiến sĩ từ trong máu lửa xa nhất lần đầu ra thủ đô. Đây là bà Nguyễn Thị Định anh hùng mà hiền hậu, phó chỉ huy Quân giải phóng miền Nam. Đây là các cán bộ, chiến sĩ miền đông anh dũng. Đây nữa, các cán bộ, chiến sĩ miền tây tuyệt vời... Và cũng đã nhìn thấy rõ hơn những cây gỗ quý. Quý nhất là Nu đã nổi tiếng cả trên thế giới Bên cạnh Nu, trên các xe còn nhiều thứ gỗ quý khác như Trắc đen lĩ bền vô hạn, vân đen óng ánh, Trắc nghệ mầu nâu tươi cũng có vân đẹp lượn xoáy. Hương Tía thì mầu hồng, vân như mây vờn. Và Mun đen vân lại như sóng dậy. Sơn huyết tía đỏ, Kim dao vàng mịn... Tất cả 16 thứ gỗ quý hiếu khác nhau.

Rồi bà Định đứng lên bày tỏ mọi nỗi niềm vui sướng của ba con và bộ đội trong chiến trường xa xôi được ra tới Thủ đô của cả nước, dâng lênBác mọi số gỗ quý này để xây Lăng. Bà cho biết nhân dân trong đó đã ước mong từ lâu là rồi đây toàn thắng Bác sẽ vô Nam cho con cháu được gặp Cha già dân tộc muôn vàn yêu kính. Nhưng nay Bác đã nằm xuống, từ xa xôi ngàn dặm thương tiếc Bác khóc như đã cạn hết nước mắt... Nay bà con cô bác và bộ đội không tiếc sức, không tiếc cả thân mình đi tìm gỗ quý đem ra góp phần xây Lăng, để rồi sau đây toàn thắng - mà chắc cũng không còn xa lắm nữa để bà con cô Bác sẽ ra lần lượt được ra bắc, dẫu sao cũng còn được ngắm nhìn dung nhan của Bác...

Sau đó cùng ngồi quây quần, theo yêu cầu của mọi người, bà Định đã nói lại về mọi nỗi gian lao mà bà con cô bác cùng chiến sĩ đi tìm gỗ quý: Đã có trường hợp bộ đội phải tổ chức diệt đồn địch để mở đường vào rừng mới lấy được gỗ. Nhiều nơi khác, già trẻ, gái trai trong các ấp đeo bương nước, cơm vắt, muối đùm xuyên rừng, leo núi, rất nhiều ngày vất vả, đói khát, lại còn bom đạn địch... Có nói phải nổ mìn phá đá mà leo lên tìm gỗ, có khi phải đua cả xe ủi vào làm đường cho gỗ ra, ngay bên đồn thù... Khi tới đường Trường sơn đã có máu đổ vì bom. Nhưng cũng may là mùa khô nên xe gỗ đi không đến nỗi quá gian nan. May hơn nữa, có chặng anh em bộ đội cao xạ còn kéo cả pháo đi theo để bắn máy bay địch bảo vệ đoàn, bảo vệ gỗ. Có nơi bộ đội công binh còn bắc cả cầu phao lớn cho xe, cho gỗ sang sông... Tóm lại, với tất cả lòng mình và cả máu mình và được các chiến sĩ Trường Sơn hết lòng giúp đỡ, bà cô bác đã kiếm tìm được gỗ tốt và đã ra được tới đây, bà tin vậy và hết sức xúc động. Đồng chí Đỗ Mười đã thay mặt anh em toàn công trường nói lên những lời gan ruột nhất với đoàn và cũng là với tất cả bà con cô bác trong chiến trường xa xôi máu lửa.

Rồi còn tiếp chuyến gỗ nữa của riêng các chiến sĩ Trường Sơn. Đã ngày đem đổ mồ hôi và cả xương máu đổ ra giữ cho được con đường chiến lược sống còn, các chiến sĩ ta cũng vẫn hết lòng tìm kiếm gỗ quý gửi ra góp phần xây Lăng Bác. Gỗ Trường Sơn chủ yếu là gỗ Trắc đại thọ, cũng một loại gỗ rất quý...

Như thế gỗ đã về khá, có thể cho anh em thợ xẻ nổi tiếng của Nam Hà, Hà Tĩnh xúc tiến ngay việc xe ra những loại gỗ thích hợp để làm những cửa ra vào khác nhau trước hết cho phần ngầm, rồi còn phải làm cho phần nỏi, tổng cộng đã biết trước là 200 bộ lớn, nhỏ, trong đó cửa cho hầm đặc biệt là nặng nhất, gỗ đã hết sức răn, bền tựa như thép, lại còn phải ba lần của để có thể chống bom và đạn, cả hơn ngạt. Một bộ cửa ấy nặng tới hàng tấn...

Trong khi đó mọi công việc chủ yếu vẫn là tập trung, dồn hết sức để đổ bê tông cho xong phần ngầm. Lãnh đạo ở trên đã nhắc lại: "Đổ xong bê tông phần ngầm, đã có thể coi như cơ bản hoàn thành công tác bê tông của toàn Lăng". Như vậy nếu tính từ khi đổ những gầu vữa bê tông đầu tiên tới nay đã hoàn tất bên khán đài cánh trái và đã sang khu giữa. Nay đã là tháng 3 - 1974 dù chỉ còn hơn 2 tháng nữa phải hoàn tất phần ngầm toàn Lăng, khối lượng còn khá lớn, nhưng rất hay là đã có thêm đoàn HùngVương, cả đoàn Bắc Sơn nữa - những đơn vị mạnh của công binh tới tăng viện, vậy làm sao mà công trường sẽ không thể hoàn thành tốt chỉ tiêu? Nỗi lo dù có như lửa đốt, nhưng niềm tin đã có cơ sở vững chắc mới. Móng bè phần đáy đã xong, thép đan dầy tới 20cm, móng sỗ vững như bàn thạch "Anh em cùng tập trung sức hoàn thành thật tốt toàn bộ vỏ thép toàn phần ngầm Lăng. Rồi tiếp đó là đổ bê tông cốt thép (xây) hệ thống tường ngăn các loại...

Đã được biết qua bản các thiết kế, nhưng bắt tay vào hoàn tất vỏ thép quân ta mới thấy rõ hơn: Đây quả là một công trình đặc biệt mà anh em chưa bao giờ từng thấy, từng làm. Đúng là anh em thợ trong nước chưa hệ thấy công trình nào có phần ngầm lại có cả vỏ thép hai lớp cho cả phần ngầm như thế này. Không những vỏ ngoài đã toàn bằng thep tấm dày từ 6 ly tới 8 ly, phía ngoài vỏ thép ấy còn có một vỏ bê tông mác 300 dày 20cm. Vỏ thép bên trong có khác đôi chút: Chỉ làm ở khu hầm đạc biệt và hành lang lối thoát ra ngoài. Tuy nhiên, tất cả sẽ bảo đảm tuyệt đối, hoàn toàn cánh nước, chống thấm dù cho giả dụ như có lụt lội, động đất. Trong việc làm vỏ thép công tác kết cấu sắt thep và bô tông đã quan trọng, nhưng việc hàn ở phần này còn quan trọng hơn, phải do những tay thợ hàn thật "Cự phách" đảm nhiệm.

Mấy hôm bắt tay vào làm vỏ bọc thép phần ngầm, trời lại đổ mưa. Anh em cứ "Đầu ráo áo ướt" lục tục làm việc dưới mưa rôi. Rất cảm thông, muốn chia xe sự vất vả và cũng để động viên, các đồng chí lãnh đạo ở trên đã đến, khoác tạm những tấm áo mưa của lính, của thợ, đúng giữa trời trò chuyện với anh em.

Những người lính thợ cũng đã tập trung hết sức lực vào hoàn tất móng bè ở khu giữa của Lăng và hầm đặc biệt. Anh em công nhân bên Kiến trúc cũng tập trung vào dứt điểm ở khán đài bên phải. Như ta đã biết móng bè ở khu giữa và hầm đặc biệt thép hết sức kiên cố, thép đan dày đặc đến mức bản vẽ không mô tả nổi, các cán bộ, kỹ sư phải chỉ dẫn trực tiếp trên thực tế... "Từ cha sinh mẹ để đến nay mới thấy những bộ móng bè ghê gớm như thế này".

Hiện trường càng trở nên đông đúc, cả lĩnh cả công nhân. Có thể là hơn quá đông. Ai ai cũng như muốn tranh cướp thời gian để hoàn thành nhiệm vụ đúng với yêu cầu của trên. Màu áo lính đã hoà thêm nhiều với màu áo xanh công nhân. Tất cả cùng tạo nên một quang cảnh tấp nập, ồn ào với tiếng các máy trộn bê tông làm việc hết công xuất, tiếng gầm gào của đủ các loại xe tải, cùng tiếng nghiến, rít của các cần cẩu lớn nhỏ... tất cả tạo nên một vùng âm thanh dữ dội, căng thẳng, mà người ta không biết gọi là gì hơn: "Giông bão công trường".

Nắng vẫn chói chang. Các khuôn mặt chiến sĩ và công nhân đều nhễ nhại mồ hơn. Các cán bộ chỉ huy, các kỹ sư, kỹ thuật viên là phái viên hiện trường cũng mặt mày đỏ gắt nhưng ai cũng như ai vẫn như say trong công việc.

Rồi mấy tuần sau hệ thống mong bè để đổ sằn cũng đã xong cùng "Vỏ thép" "Con tầu" đã được xét nghiệm với kết luận rất tốt. Công việc tiếp của lĩnh và công nhân là kết sắt, thép và lắp các ván khuôn để đổ bê tông hoàn tất việc "Xây" các bức tường ngăn chia các phòng lớn nhỏ có mục đích sử dụng khác nhau. Bây giờ chính là lúc này anh em thợ mộc bắt đầu vào cuộc sâu cùng với anh em đổ bê tông để lắp đặt 100 bộ cửa cho tất cả các phòng dưới phần ngầm, nặng nhất, khó nhất là ba bộ cửa phải lắp thành ba lớp ở cửa hầm đặc biệt phòng chiến tranh đã ba bộ mà bộ nào cũng phải là gỗ như thép và dầy nặng mỗi bộ hàng tấn, vận chuyển và dựng lên phải toàn bằng máy hết... Cũng là lúc những anh lính công binh chuyên phụ trách lắp máy cũng vào phối hợp giúp anh em đổ bê tông đặt sao cho hoàn toàn chính xác, đúng vị trí các sắt chờ và chôn sẵn các cấu kiện để sẽ đặt máy được chính xác; đồng thời chửa ra các lỗ lớn, nhỏ trên cấc bức tưởng để cũng rồi sẽ cho các hệ thống ống hơn, giây điện sẽ luồn qua đi khắp phần ngầm rồi lên khắp phần nổi, lên tới tận máy Lăng... Tổng các hệ thống các loại đường giây sẽ dài tới mấy nghìn mét cộng lại. Anh em lính, thợ đã gọi vui đó là "Hệ thống các tĩnh mạch, động mạch của toàn cơ thể Lăng".

Đây là giai đoạn đã có thể coi là giai đoạn cuối của chiến dịch phần ngầm với chẳng ít phức tạp, khó khăn - mà chủ yếu là về kỹ thuật. Do đó thợ càng phải tập trung đầu óc, phải nỗ lực hơn nhiều. Đây cũng là giai đoạn không chỉ cán bộ lãnh đạo và chỉ huy rất quan tâm tới việc động viên và giúp đỡ cụ thể cho anh em thợ làm việc tốt mà anh chị em nhà bếp của công trường cũng muốn giúp anh em giảm bớt phải đi lại mất thì giờ. Vì vậy nhà bếp đã có sáng kiến mang cơm ra tậm "Chiến hào" cho lính và thợ. Những anh chàng lém được dịp thả sức "Cù" gây cười cho mọi người. Nhiều cô gái nấu cơm không thua kém "Khoa đấu hót" cũng tỏ ra hết sức duyên dáng, nên những bữa ăn "Đầu bờ" lại hoá ra rất thú vị; công nhân và lĩnh trẻ đều rất vui.

Thế rồi đúng ngày 19 tháng 5 - 1975 phần ngầm đã hoàn thành. Có thể coi đây đúng là "Một con tầu kỹ thuật", hoặc "Một nhà máy ngầm hiện đại" đã được làm xong. Tất cả các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy, cùng cán bộ các phòng thí nghiệm, kiểm tra, thẩm định chất lượng, và các kỹ sư đủ loại đều đánh giá toàn bộ phần ngầm đã được "Xây" rất tốt. Chỉ riêng một chi tiết cũng đã đáng được ngợi khen: Đó những chỗ rỗ trên mặt bê tông, tỉ lệ ở đây chỉ là 2,2% trên hơn 10.000 m3 (tổng diện tích bê tông toàn Lăng dự kiến là 20.000 m3). Đây là một tỉ lệ rỗ thấp lý tưởng, chưa từng có ở miền bác Việt Nam. Rất vui, các chiến sĩ công binh và công nhân Kiến trúc chỉ còn thiếu đốt phảo ăn mừng.

Công việc xây lắp bắt đầu chuyển lên phần nổi. Không phải "Lễ" khai mạc nữa, vì đây là công việc tiếp nối. Nhưng không khí vẫn thật nhộn nhịp và rất vui. Không ít anh chiến sĩ đã bốc lên, tuyên bố: "Đã làm được cái phần ngầm, lên phần nổi chẳng còn cái gì đáng lo lắm nữa". Nhưng có anh tỏ ra thành thạo "Kê" lại ngay: "Bạn chưa biết cái phần ốp đã mầu các loại và trang trí trên phần nổi thế nào đâu. Kỹ sư, kiến trúc sư người ta đã tính rồi: thời gian việc ốp đã, trang trí sẽ ngang bằng phần đổ bê tông cốt thép đấy!" Anh kia cãi lại: Ốp đá, trang trí, đúng là khó rồi, nhưng đã có cánh chuyên môn. Mình bê tông cốp théo chuyên "Ăn no vác nặng", việc quái gì phải quan tâm nhiều tới chuyện đó"... Bỡn nhau thế cho vui thôi, chứ không phải quá chủ quan đến nỗi không ai biết lo là gì. Họ đều hiểu chỉ riêng cái việc đổ bê tông những chiếc cột chung quanh phòng Bác ở ngoài hành lang trên tầng hai đã phải mịn như thể nào, thẳng tắp lên tận mái không sai một lý như thế nào, và bốc góc mái trên cùng hơn vát nhẹ cũng phải thật cân đối và đầy gợi cảm như 4 câu thơ về quê hương Việt Nam như thế nào... Đấy cũng là chất thẩm mỹ ở ngay trong công tác bê tông cốt thép, chưa nói gì tới ốp đã mầu và trang trí khác. Thấy anh em lính thợ đã biết quan tâm tới phần thẩm mỹ khi lên phần nổi, các cán bộ phụ trách nhất là các kiến trúc sư tỏ ra rất vui. Tất nhiên các cán bộ, các kiến trúc sư, kỹ sư cũng hiểu là vẫn cần phải nhắc nhở anh em lên phần nổi cũng còn những khó khăn phúc tạp nữa như thợ bệ tông vẫn phải phối hợp tốt với thợ ộc và anh em công binh chuyên lắp máy, không khác dưới phần ngầm nhiều lắm đâu.

Quang cảnh thi công trên phần nổi cũng có cái khác: tất cả vật tư phương tiện, nhất là người đều ở trên mặt đất hết, nên chung quanh càng bề bộn nhưng không khí lao động dường như cũng nhộn nhịp và tập nập, đông đúc hơn dưới phần ngầm.

Lính trẻ vui vẻ tếu táo "Tuyên bố": "Bây giờ mới rõ mặt anh hung! Dưới phần ngầm dẫu sao vẫn cứ như ở trong hầm!"...

Cùng dịp này, việc cải tạo nâng cấp quảng trường Ba Đình cũng ráo riết hơn, cụ thể hơn trước. Lẽ ra đã phải tiến hành mạnh việc này từ sơm, nhưng vì mấy tháng đầu thi công Lăng Bác gặp nhiều khó khăn trong kỹ thuật và nhân lực. Tuy nhiên cũng đã thành lập được Ban kiến thiết, tập trung được gần 100 cán bộ như nhiều người đã biệt, và anh em cũng đã tiến hành được khá nhiều việc như: đo đạc, khảo sát lại toàn bộ quảng trường cũ về thổ nhưỡng, về các hệ thống cống rãnh, nước ngầm, hệ thống điện và các hệ thống phát thanh, truyền hình, thông tin... Cả phương ấn cụ thể mở rộng quảng trường ra 3 ha - sau có thể tới 4ha.. cũng đã được bước đầu được lập ra. Đến khi Liên Xô gửi sang bản Thiết kế cơ bản của bạn về tôn tạo quảng trường Ba Đình thì phần ngầm của Lăng đã sắp xong, Ban xây dựng Lăng thấy đã có thể và phải nghĩ tới việc phải xúc tiến mạnh mọi mặt để có thể nhanh chóng đi vào thi công ở Quảng trường không thể để chậm.

Do đó, Ban phụ trách xây dựng Lăng đã đề nghị với Bộ quốc phòng về sự cần thiết tổ chức ngay một Ban kiến thiết và đã tập trung được 75 người - 85% thành viên là người của Phòng sân bay - không quân. 15% là người của các Bộ Vật tư, Tài chính, Xây dựng... Trưởng ban đã được chỉ định là đồng chí Nguyễn Văn Tưởng (quân đội). Ban Kiến thiết cũng nằm dưới quyết chỉ đạo của Ban xây dựng Lăng. Ban Xây dựng Lăng đã quyết định: phải khởi công. Công nhân đã được tập trung về khá nhanh và khá đông và đã bắt tay vào những việc cần làm ngay như dọn dẹp mặt bằng, tháo dỡ những gì cần được sớm tháo dỡ để mở rộng quảng trường và thi công. Cũng vừa lúc bên Lăng Bác công việc "Xây" bắt đầu chuyển cả lên phần nổi một cách tưng bừng, phấn chấn.

Chuyển lên phần nổi, anh em công nhân và cả cán bộ để có nhiều cảm xác khá mới.

Lúc đầu, khi mới nghe nội dung chủ yêu trên phần nổi là "Xây" các bức tường cùng các cầu thang lên xuống và mái Lăng, quân ta nghe có cảm tưởng như khối lượng công việc "Xây" trên này ít nặng nhọc và phức tạp hơn dưới phần ngầm. Nhưng nay bắt tay vào làm thì thầy phần nổi cũng không hề dễ dàng. Trước hết kích cỡ các phòng trên phần nổi nhiều khi không đồng đều, vì trên này các phòng hầu hết có mục đích sử dụng khác nhau như văn phòng, phòng khách, phòng trực máy... nhất là phòng Bác. Do đó ở phần nổi các bước tưởng thường không theo một quy luật rõ ràng và nhất định, từ đó dẫn đến việc xây lắp sẽ có những yêu cầu khó khăn, phức tạp.

Tuy nhiên đặc điểm nổi rõ nhất của tầng nổi khác với tầng ngầm là yêu cầu về thẩm mỹ rất cao. Tính mỹ thuật ấy đã được thể hiện ở kiểu dáng trong thiết kế, tuy nhiên yêu cầu về thẩm mỹ công trình còn phải được thể hiện tốt trong khâu xây dựng của những người thợ bê tông, thợ máy... Hiểu ra, anh em thợ hoàn toàn đồng tình. Lăng Bác phải rất đẹp - đẹp nhưng không hề giống như các chùa chiền trong nước, hoặc Lăng tẩm, lâu đài cổ xửa ở nhiều nơi trên thế giới. Lăng Bác sẽ có một vẻ đẹp khác: một vẻ đẹp vừa mang dáng vẻ hiện đại vừa mang tính dân tộc; bề thế mà tao nhã, uy nghi mà giản dị, gần gũi, y như phong cách của Bác. Và anh em đã lao vào làm việc, người nào cũng làm rất tốt nhiệm vụ của mình với niềm phấn chấn mới. Một số anh em đã cùng có một cảm giác tưởng nhất rất lạ mà có thực; cảm thấy dường như lên đây đã được gần Bác hơn khi còn làm ở dưới phần ngầm. Lên tới đây như sẽ sớm thấy được Bác về. Cảm giác ấy làm cho mọi người rất vui.

Vui nữa là cũng vừa dịp bắt đầu lên phần nổi có tin 2 vạn tấn đá Hoa cương - thứ đá rất quý hiếm - do Liên Xô giúp đã tới Hải Phòng. Đó là loại đã học cực rắn, chịu được sức nóng mặt trời miền nhiệt đới, lại tuyệt đẹp với sắc mầu và vân hoa khá độc đáo. Chu đáo, bạn đã xẻ, đã mài thành những mảnh đá vuông vức, lớn, rất đẹp sang Việt Nam chỉ có việc ốp, không còn phải lo gia công gì thêm nữa. Đã hai vạn tấm đá ấy bạn còn gửi thêm cả đá Cẩm thạch. Cùng tới công trường còn có cả một kíp thợ chuyên ốp đá Hoa cương chuyên nghiệp của bạn. Dịp này nhà máy cơ khí An Dương cũng báo cáo đang miệt mài tiếp tục xe, mài đá ốp các loại do các địa phương trong nước gửi về. Đã sản xuất được cùng gần vạn tấm các loại với sắc mầu và vân hoa khác nhau để gửi lên Lăng...

Tin đá Hoa cương cùng đá Cẩm thạch Liên Xô đã sang cùng cả đội công nhân óp đã ấy đã được Ban chỉ huy công trường loan báo cáo cho anh em thợ cùng biết, cùng vui và cũng là để thúc đẩy công việc xây phần nõi nhanh chóng. Đá mầu đã sẵn sàng cũng có nghĩa: chỉ còn chờ có bên tông.

Quả nhiên, tin vui này đã làm cho toàn công trường càng them hào hứng.

Phần nổi của Lăng có hai khán đài hai bên - mỗi khán đài dài 67 mét có các bậc ngồi từ thấp lên cao. Ở giữa hai khán đài ấy là khối chính Lăng hình vuông, mỗi bề rộng 30 mét, cao 21 mét 50. Liền ngay phía sau khối chính giữa ấy là một hầm đặc biệt để phòng chiến tranh... Theo thiết kế, khối chính Lăng đượ xây giật thành ba cấp theo truyền thống kiến trúc cổ xửa của ta xưa. Cấp thứ nhất ở dưới cùng là cấp lớn nhất, được coi như là bệ Lăng, cũng giật làm ba cấp nhỏ. Ở cấp nhỏ thứ nhất của bệ Lăng có cửa chính ra vào trông ra hướng đông. Qua của này vào là một tiền sảnh rộng rãi. Hai bên sảnh là các phòng khác, phòng làm việc và một số phòng kỹ thuật. Cấp thứ nhỏ hai của bệ Lăng được kết cấu làm lễ đài thay cho lễ đài cũ đã được dỡ bỏ. Đây sẽ là nơi Chính phủ và Trung ương Đảng sẽ tới dự và chủ trì những cuộc mít tinh và diễu binh lớn. Lên đến cấp giật lớn thứ hai, Lăng được xây thót lại nhỏ hơn phần bệ. Tầng (cấp) hai này là tầng (cấp) trọng điểm và thiêng liêng nhất, bởi ở giữa tầng này là phong trung tâm cực kỳ quan trọng - nơi sẽ đặt thi hài Bác. Từ cầu thang dưới sảnh đi lên phòng này, sẽ thấy trước hết hai có hàng cột xi măng cao tưới trần mầu đen tuyề, dài, và mỏng giống như những băng vải đen đều đặn ở hai bên tả hữu của phòng từ trên trần rủ xuống. Ở giữa phòng rộng và cũng là ở giữa hai hàng "Băng tang" này là một bệ đá hoa cương - một bệ hoa cương hết sức trang trọng - nơi sẽ đặt giường Bác nằm, với khung kính vũ trị ở trên hết sức tôn nghiêm. Viền chung quanh bệ Hoa cương là một đường diềm cũng bằng đã quý trạm trổ hình các hoa sen - loài hoa mà Bác hằng yêu thích. Sen cũng là tên quy Bác. Ở bên ngoài phòng trung tâm này là hành lang chạy chung quanh với những hàng cột vuông, cao, đỡ lấy mái Lăng ở trên. Những hàng cột tạo nên ở mỗi mặt có 5 khoảng cách gợi lên hình ảnh nhà 5 gian truyền thống của quê ta... Tóm lại, tầng hai của Lăng là trọng điểm, mà phòng Bác là trọng điểm của trọng điểm. Đến cấp giật lớn nhất thứ ba của toàn Lăng là tầng mái. Mái Lăng chỉ cao, dày có 3 mét, cũng giật cấp nhưng nhẹ nhàng, nhưng chỉ có lớp mái dưới là xoè ra với bốn góc cũng hơn vát lên theo phong cách xưa, tạo thêm vẻ dân tộc thanh thoát và trang nhã. Trên tầng mái này cũng có đặt máy móc, chủ yếu về thông hơi thông giá, và có cả thang máy để vận chuyển các thứ vật liệu xuống tại tận phần ngầm, hoặc ngược lại.

Trong khi các thợ bê tông ở tâng hai chính Lăng miệt mài với bê tông cốt thép, đổ sàn, dựng cột "Xây" tường thì ở ngay bên cạnh quảng trường xưởng xẻ gỗ và xưởng mộc cũng hăng hái tiếp tục làm những bộ cửa lớn, nhỏ bằng những loại gỗ quý nhất cho tầng hai, "Tầng Bác sẽ về". Ông Mỹ chỉ huy trường công trường lại tới thăm nhóm thợ mộc. Khác với những chỗ bộ độ và công nhân tạm trú hoặc làm việc, ở khu vực gỗ mấy gia đình thợ mộc sống và làm việc như trong một xóm nhỏ vậy. Đủ nam phụ não ấu, với không khí rất "Tôn ti trật tư", thậm chí cả "Gia trưởng" giữa các ông cháu, cha con. Tất cả hơn sáu chục tay thợ tài hoa đã được các địa phương tuyển chọn để gửi lên Lăng. Có ông ở Thá Yên cùng quê với đồng chí Trần Phú (Hà Tĩnh) có anh ở Giao Hào - Cao Đạt (Nam Định) có cụ ở Yên Thế quê ông Đề Thám... Khi được tuyển, có cụ, có ông làm lễ gia tiên cầu các cụ phù hộ lên Lăng Bác phục vụ có kết quả. Có cụ còn đem theo cả cháu đi cho học việc luôn thể... ở cái "phân xưởng đặc biệt" này, các cụ không cho xẻ gỗ bằng cưa máy vì sợ mạch cửa của máy to sẽ hao gỗ quý. Phải xẻ tay. Các cụ cởi trần ra, hì hụi xẻ không chịu thua con chấu là mấy. Xẻ khá sớm, ngay sau khi có lễ khánh thành Lăng ít lâu khi mới chỉ có gỗ của một số tỉnh miền Bắc đưa về. KHi có gỗ xẻ, các nghệ nhân bắt tay ngay vào đóng các bộ cửa. Phần ngầm đã phải 100 bộ. Khi đó các cụ đã tự tổ chức một cuộc thi tài cho tất cả các tay thợ trẻ, không phân biết Đông, Đoài... Đề thi làm một kiểm mộng gỗ Trắc. Kiểu mộng này phải kết cấu bên trong, không có "ke", không có chốt, mà đủ sức giữ thăng bằng cho tấm cửa nặng hơn 60 kg mỗi lần đóng mở. Mông không chắc, không khẻo, cửa sẽ bị bửa ra, méo đi, không thể di động được... Có 35 người cả già cả trẻ hăng hái tham gia thi tài. Nhiều kiểu mộng đã được sáng chế. Có kiểm vuông, có kiểu hình chữ thật, có kiểu mộng xiên như góc các khung ảnh. Những kiểu được mọi người "Chịu" nhất là của một tay thợ trẻ người Giao hoà - Nam Định. Kiểu này gọi là "Mộng mòi", trông bề ngoài xiên góc, bên trong lại vừa lông ngang vừa thắt dọc, đặc biệt là đã đóng mộng vào là chịu hết, không mở ra được nữa, chỉ có đập, phá ra. Mộng này lắp vào, bên ngoài các đường vân thớ gỗ vẫn đẹp, nom y như lion một khối gỗ chưa không phải những mảnh khác nhau ghép lại. Ngay lập tức kiểu mộng lạ lùng và tuyệt với ấy được đưa lên Ban chỉ huy công trường xem. Ban chỉ huy công trường lập tức khen thưởng ngay cho chàng trai Giao Hoà ấy, và quyết định cho toàn công trường phải dùng kiểu Mộng Mòi này cho tất cả các loại cửa trong Lăng... Khi ông Mỹ hỏi cậu thợ trẻ có ý kiến gì không, cậu chỉ bẽn lẽn: "Cháu xin dâng kiểu mộng này lên Bác. Và cháu chỉ xin khi nào lên phần nổi làm tới phòng Bác, cháu lại xin xung phong!"... Ông Mỹ ôm lấy cậu bế bổng lên giữa tiếng cười vui của mọi người.

Tạm biệt "Thể giới" thợ mộc đáng yêu ấy, Mỹ lại tìm tới chỗ của anh em tiểu đoàn 2 Công Binh - đơn vị vẫn còn ở lại công trường chuyên làm nhiệm vụ về lắp máy. Anh em này cũng đã tích cực và tranh thủ tháo lắp được khá nhiều máy móc nhỏ mà ta sẵn có, khối lượng cũng đã có thể tới hàng tấn. Nay anh em cũng đang tập trung làm việc trên phần nổi mà chủ yếu là phòng của Bác sẽ về. Các cấu kiện và các phụ kiện và giây, ống cho điện, nước, và thông tin anh em đã chuẩn bị để khi anh em bên "Xây" làm xong bệ Hoa cương trên phòng Bác, là tiểu đoàn 2 sẽ lao vào ngay, lắp sẵn những cấu kiện dưới bệ hoa cương của Bác để chờ máy hiện đại sau sẽ về. Anh em Công binh tiểu đoàn 2 lúc này cũng tập trung vào việc kiểm tra và củng cố thêm về kỹ thuật cho các đường ống của hệ thống thông hơi, thông gió, điều hoà nhiệt độ - hệ thống quan trọng hàng đầu trong việc quả phục vụ hòm kính bảo vệ thi hài Bác. Để chuẩn bị cho hệ thống thông hơi, điều hoà mà Liên Xô đặt làm ở tây Âu sẽ về, anh em công binh còn phối hợp với bên "Xây" đã dựng xong một trạm lạnh với 6 cụm máy. Máy lạnh là tuyệt đối cần thiết, không thể thiếu được cho hệ thống thông hơi thông gió. Ông Mỹ cũng đã tới kiểm tra cụm 6 máy lạnh này và rất ưng ý...

Xem xét một lượt trong phòng Bác, nói chuyện với anh em tiểu đoàn 2 công binh xong, ông Mỹ ra ngoài hành lang ngắm nhìn gần như toàn cảnh công trường, ông càng cảm thấy vui và xúc động. Mùa thu đã lại về. Trời lại trong xanh dịu dàng. Nhìn sang hai bên Lăng, phía dưới một chút, hai lễ đài tả, hữu đã xong như dang tay đỡ lấy khối chính làm lộ rõ toàn bộ vẻ đồ sộ, bề thế, uy nghi của Lăng. Ông bỗng nhớ lại câu ngạn ngũ của Việt Nam "Trăm nghe không bằng mắt thấy". Đúng là ông đã được xem biết bao lần các thiết kế và các bản vẽ của Lăng, nhưng được nhìn thực sự hôm nay được ôm lấy nó trong tay mới càng thấy rõ hơn tất cả vẻ đẹp ấy.

Rồi ông quay lại như ôm lấy từng chiếc cột. Dù mới chỉ là bê tông tho nhưng những chiếc cột này đã rất đẹp, thẳng tắp và đều đặn vô cùng, không thua kém gì các cột, trụ các đền đài cổ xưa nổi tiếng trên thế giới.... Và ông càng cảm thấy Lăng Bác sắp thành công.

Trong khi ấy ở ngoài quảng trường mới được mở rộng, ông Nguyễn Văn Tưởng chỉ huy trưởng xây dựng ở đây đang không khỏi sốt ruột và cả lo lắng về thời gian, Ngày, ngày, ông như "Chạy" quanh quảng trường suột buổi, gặp hếu khắc các bộ phận từ trồng cây tới điện nước, và san lấp mặt bằng quảng trường đã được mở rộng ra thành 3 ha. Ông rất vất vả vì công việc ở đây rất nhiều, công nhân cĩng đông như hầu hết là thành niên của 14 tỉnh gửi về tinh thần thì có nhưng tay nghề anh chị em gần như không. Đã phải huấn luyện cấp tốc nhưng vẫn chưa có chuyển biến lớn. Nên hiện khối lượng công việc chung của quảng trường mới đạt được chừng 50 phần trăm. Đang cố gắng đẩy mạnh hơn nữa. Ông lo nhất là mặt bằng quảng trường, rồi mới đến cây xanh và hoa tươi quanh trường và sau Lăng... Mặt bằng quảng trường, nếu theo thiết kế của Liên Xô sẽ là một mặt mênh mông toàn là bê tông cốt thép. Thết kế ấy đã được các chuyên gia Giệt Nam xem lại và thấy bạn là dân xứ lạnh không hiểu hết cái năng nhiệt đới. Đã nắng như đổ lửa, lại còn sân bê tông hắt lên, làm sao chịu nổ?. Nghĩ mãi cuối cùng các kỹ sư, cán bộ của ta đã có một phương án rất hay là phải trồng cỏ, nhưng sẽ chia ra thành từng ô cho người dự mít tinh đứng. Chung quanh các ô cỏ ấy sẽ tạo những con đường nhỏ ngang dọc như bàn cờ, đường rộng khoảng 1 mét 50 cũng bằng bê tông nhưng trên có gắn một lớp sỏi cuội vừa đẹp vừa đỡ nóng. Các chuyên gia bạn được nghe trình bày phương án các ô cỏ đã xem xét lại rất kỹ rồi cùng nhất trí và phải khen là Việt Nam hết sức thông minh. Bộ CT đã tán thành phương án này và quyết định cho làm. Nay các nhóm công nhân đang bắt tay vào thực hiện. Ông Tưởng đang mong và cả hy vọng là các ô vuông cỏ và những con đường sỏi ngang dọc ấy sẽ được hoàn thành đúng hẹn của trên.

Cũng thời gian này trong chiến trường cũng đang càng phát triển rộng lớn và rất sôi động. Quảng trị, Huế - Thừa Thiên đã mở được nhiều vùng, dồn dịch chủ yếu vào các đô thị và các vùng ven biển. Khu 9, Khu 10 Nam bộ cũng đã giải phóng hàng chục vạn dân, thu hẹp phạm vi chiếm đóng của địch. Rồi sau chiến thắng rất lớn ở Thượng Đức (tháng 8 - 1974)...

Trước những chiến thắng còn đang tiếp diễn khắp miền Nam. Bộ CT của ta đã triệu tập ngay một cuộc họp hết sức quan trọng ngay trong tháng 7(1974) ở Đồ Sơn để nghe Bộ Tổng tham mưu báo cáo tình hình mới nhất trong chiến trường. Vừa nghe, Bộ Ct vừa đặt ra những vấn đề lớn và yêu cầu Bộ Tổng Tham mưu báo cáo sâu thêm những điểm cần thiết. Rồi đồng chí Lê Duẩn đã phân tích một cách rất sâu sắc đặc điểm của tình hình mới... Rồi từ những ý kiến chỉ đạo của Bộ CT, Bộ tổng tư lệnh đã gấp rút chuẩn bị lực lượng và một kế hoạch quân sự rất lớn... (đến cuối tháng 9 - 1974 Bộ Tổng tư lệnh đã trình lên Bộ CT một bản kế hoạch rất cụ thể về chiến lược cơ bản giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975 - 1976 - Nhưng tuỳ hình hình phát triển, nếu có thời cơ, ngay trong 1975 sẽ quyết dứt điểm!

Như thế, giai đoạn cuối của công trình Lăng Bác gần như trùng hợp hoặc tương đồng với tình hình chung của cả nước cùng quyết tâm lớn của Bộ CT và TƯ nhanh chóng giành thắng lợi, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Nếu quả là có một sự trung hợp, hoặc tương đồng như vậy thì cũng thật là một điều gì đó thật diệu kỳ...

Tình hình chung của Đất nước đang như càng chói sáng lên, tất cả mọi người, trong đó có cả anh em đông đảo trên công trường xây Lăng Bác và cải tạo và nâng cao quảng trưởng Ba Đình đều vô cùng nao nức.

Bên công trường Lăng, những công việc cuối cùng của xây phần thô đã sắp đi tới kết thúc. Ở tầng trung tâm - tầng chính Lăng, nơi có phòng Bác về đã hoàn tất và đã được kiểm nghiệm, được đánh giá là không thể chê trách, nếu không muốn nói là quá đẹp, quá tốt. Bây giờ đến lượt tầng mái sắp xong. Anh em công nhân đang chuẩn bị lợp một mái đồng dày ba, bốn ly trên mái bê tông để vừa chống sét vừa chống thấm. Anh em công binh lắp máy cũng đang chuẩn bị để cẩu các máy móc vận chuyển vật liệu cần thiết lên mái này.

Bài viết khác: