Nghiên cứu học tập tư tưởng Hồ Chí Minh
Sinh ra từ Nhân dân; sống và hoạt động cách mạng trong lòng dân; cuối đời lại muốn trở về với Nhân dân, Hồ Chí Minh khảm trong di sản của mình hạt ngọc lung linh tỏa sáng, đó là tư tưởng “lấy dân làm gốc”. Tư tưởng đó mãi mãi soi sáng công việc của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là công tác dân vận.
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “cán bộ là cái gốc của mọi việc, mọi việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Vì vậy, Người luôn chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ cả đức và tài, năng lực và phẩm chất đủ sức gánh vác, hoàn thành sự nghiệp vẻ vang của Tổ quốc.
Đại hội XIII của Đảng là sự kiện trọng đại, có ý nghĩa lịch sử, đánh dấu bước phát triển mới của đất nước và hoạch định những đường lối chiến lược trong tầm nhìn dài hạn, nhìn lại 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991, xác định mục tiêu, phương hướng đến năm 2030 (kỷ niệm tròn 100 năm thành lập Đảng) và tầm nhìn phát triển đất nước đến năm 2045 (kỷ niệm 100 năm thành lập nước).
Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và xây dựng Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân là một trong những di sản tư tưởng bao trùm và xuyên suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Đồng thời, đây cũng là tư tưởng có ý nghĩa chỉ đạo đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng đất nước hiện nay.
Xây dựng một nhà nước do nhân dân lao động làm chủ là tư tưởng nhất quán trong cuộc đời hoạt động cách mạng và lãnh đạo đất nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó cũng chính là nội dung cốt lõi trong xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, một nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ hết sức thuận lợi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dẫn dắt toàn dân tộc tiến hành thành công cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
Chỉ cần hiểu đúng về lịch sử, viết đúng sự thật lịch sử thì mỗi người đều nhận thấy rất rõ rằng, cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức, phong cách và "tên tuổi của đồng chí Hồ Chí Minh sẽ mãi mãi gắn bó với những hành động cao cả nhất và những ước mơ cao quý nhất của nhân loại
Ngay từ lúc ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã nghĩ tới một xã hội mới tự do, hạnh phúc, không có áp bức, bóc lột và bất công. Trên cơ sở truyền thống văn hóa hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam, Người đã tiếp thu, chắt lọc tinh hoa văn hóa phương Đông, phương Tây, văn hóa mácxít, từng bước xây dựng lý luận văn hóa, xây dựng nền văn hóa mới mang tính cách mạng.
“Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”, nhưng người trực tiếp tập hợp, lãnh đạo và hướng dẫn quần chúng tiến hành cách mạng là đội ngũ cán bộ.
Trong sự nghiệp hoạt động cách mạng, trải qua các chặng đường lịch sử, từ 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước (1911 - 1941), đến khi về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam (1941 - 1969), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại một di sản đồ sộ về hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc. Trong đó, di sản quan hệ Việt Nam - Ấn Độ mà hiện nay vẫn luôn được hai nước trân trọng giữ gìn, kế thừa, phát triển.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn yêu cầu tất cả cán bộ, đảng viên phải nêu cao “tính đảng” trong công tác cũng như cuộc sống, đó là phải đặt lợi ích của Đảng, của dân tộc lên trên hết; làm việc cụ thể, tỉ mỉ, điều tra đến nơi đến chốn; lời nói phải đi đôi với việc làm; cán bộ, đảng viên phải thực sự là tấm gương tốt trong công việc và cuộc sống hàng ngày.