Nghiên cứu học tập tư tưởng Hồ Chí Minh
Nghị quyết số 03-NQ/TW ngày 18/6/1997 của Hội nghị Trung ương lần thứ ba, khóa VIII về Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã đặt ra nhiệm vụ: “Chú trọng phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, tạo nguồn cán bộ lãnh đạo và quản lý các cấp từ Trung ương đến cơ sở; cán bộ khoa học đầu ngành; cán bộ quản lý kinh doanh các doanh nghiệp lớn”.
Để xây dựng Đảng về đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh cần nhận thức một cách toàn diện về nội dung xây dựng. Bên cạnh xây dựng những quy tắc, chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên còn phải chú trọng đến xây dựng những quy tắc, chuẩn mực đạo đức của tổ chức đảng...
Cách đây 110 năm (1911 - 2021), người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ra nước ngoài để thực hiện khát vọng đem lại quyền tự do cho đồng bào, cho dân tộc thoát khỏi ách nô lệ của chủ nghĩa thực dân. Người là tấm gương mẫu mực của sự kết hợp giữa chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa cộng sản, sự gắn kết giữa lực lượng cách mạng trong nước với quốc tế, giữa phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi xa hơn nửa thế kỷ, nhưng di sản Người để lại không chỉ là tài sản tinh thần to lớn của Đảng ta, dân tộc ta, nhân dân ta mà còn luôn tiếp tục đồng hành, soi đường cho nhân dân Việt Nam vững bước trên hành trình đi lên chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Quan điểm của Hồ Chí Minh về phát triển xã hội là một bộ phận cấu thành tư tưởng Hồ Chí Minh; chứa đựng những giá trị tiến bộ, nhân văn và phát triển; tiếp tục định hướng, soi đường cho sự nghiệp xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, thúc đẩy sự phát triển toàn diện, hài hòa trong giai đoạn hiện nay.
1. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm, chăm lo đặc biệt, xây dựng, giáo dục và rèn luyện lực lượng Công an nhân dân (CAND) trưởng thành, lớn mạnh về mọi mặt.
Ý thức rõ về nguy cơ tha hóa quyền lực của đội ngũ cán bộ, công chức, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chú trọng giáo dục đạo đức công vụ cho họ với phẩm chất hàng đầu là sự liêm chính. Người yêu cầu cán bộ, công chức phải thực sự trong sạch, ngay thẳng, “công bình, chính trực”, hết lòng phục vụ Tổ quốc và nhân dân. Những chỉ dẫn của Người về liêm chính công vụ ngày càng tỏ rõ giá trị khi xây dựng chính phủ liêm chính với tính chuyên nghiệp, trách nhiệm, minh bạch, năng động và hiệu quả, đáp ứng yêu cầu cấp bách của nước ta hiện nay.
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa rất quan trọng, giúp cho thanh niên tự giác học tập, rèn luyện theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, trở thành lực lượng kế tục sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam.
Xuyên suốt cuộc đời cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chú trọng đến việc quy tụ lòng dân, nhất là nhân dân lao động. Bởi, theo Người “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân... Trong xã hội không có gì tốt đẹp, vẻ vang bằng phục vụ cho lợi ích của nhân dân”
Trong thời gian qua, công tác đánh giá cán bộ đã được Đảng, Nhà nước quan tâm, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp đủ năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược.
Tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ là công tác thường xuyên, cơ bản, mà còn được đặt ra như một trong những vấn đề bức thiết trong bối cảnh công tác tư tưởng hiện nay.