Nghiên cứu học tập tư tưởng Hồ Chí Minh
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng và rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, công chức. Trong giai đoạn cách mạng mới, để góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, cần tiếp tục nghiên cứu và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng, rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, công chức.
Sự chỉ đạo tài tình, phương pháp làm việc khoa học, hợp tình, hợp lý của Người là nhân tố quan trọng nhất mang đến thành công cho các đại hội, hội nghị mà Người chủ trì; để lại những bài học kinh nghiệm quý báu trong phương pháp tổ chức, điều hành đại hội, hội nghị...
Kiểm tra vừa là chức năng, vừa là phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh vị trí, vai trò công tác kiểm tra trong các hoạt động lãnh đạo, quản lý. Những tư tưởng của Người về công tác kiểm tra có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng định hướng cho công tác kiểm tra của Đảng hiện nay.
Trong phần “Bộc bạch đôi lời” tại cuốn “Pháp quyền nhân nghĩa Hồ Chí Minh”, cụ Vũ Đình Hòe (Bộ trưởng Bộ Tư pháp giai đoạn 1946 - 1960) đã nhận định, Chủ tịch Hồ Chí Minh “có một tư duy pháp lý nhạy bén tuyệt vời, gần như thiên bẩm, hiểu thấu và thi hành một cách sáng tạo lý luận và thực tiễn chế độ Nhà nước - Pháp quyền của thời đại và của thế giới văn minh”1
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành sự quan tâm đặc biệt đến đội ngũ nhà giáo - nhân vật trung tâm của hệ thống giáo dục, lực lượng chủ đạo của sự nghiệp “Trồng người”, yếu tố quyết định chất lượng của hoạt động giáo dục.
Bài viết khái quát và khẳng định giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ, nhấn mạnh một số nội dung cần nghiên cứu vận dụng trong quá trình thực hiện Chiến lược cán bộ của Đảng, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Độ lùi lịch sử giúp chúng ta nhận thức rõ hơn giá trị cả về lý luận và thực tiễn tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.
Thấm nhuần lời dạy của V.I.Lênin “Kẻ thù bên trong tệ hại nhất của chúng ta, chính là anh chàng quan liêu... Chúng ta phải gạt bỏ kẻ thù đó”, Hồ Chí Minh khẳng định “bệnh quan liêu là kẻ thù của nhân dân, của bộ đội và của Chính phủ.
Bài viết khái quát và khẳng định giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ, nhấn mạnh một số nội dung cần nghiên cứu vận dụng trong quá trình thực hiện Chiến lược cán bộ của Đảng, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Trong khi xác định mục tiêu tổng quát để đến năm 2045, Việt Nam “Trở thành nước phát triển, thu nhập cao”, Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh một trong số các yếu tố trung tâm có ý nghĩa quan trọng hàng đầu để có thể biến mục tiêu đó thành hiện thực là: “củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa”. Vấn đề đặt ra là tại sao phải củng cố niềm tin của dân và làm thế nào để có thể thực hiện được mục tiêu đó trong điều kiện mới của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước?
Tự phê bình và phê bình là nguyên tắc, là quy luật phát triển của Đảng. Để góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, xây dựng, chỉnh đốn Đảng, làm cho Đảng ta luôn trong sạch, vững mạnh, trước hết, mỗi tổ chức đảng cũng như mỗi cán bộ, đảng viên cần phải thấm nhuần sâu sắc lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Di chúc thiêng liêng