Tin tổng hợp
Khi xem những bức hình về Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, mỗi người Việt Nam đều thấy cảm giác như Bác vẫn đang ở rất gần.
Trong tuần tổ chức tang lễ Hồ Chủ tịch, khi bài thơ “Chúng cháu canh giấc Bác ngủ - Bác Hồ ơi” đăng trên Báo Nhân Dân, tác giả Hải Như nhận được điện và thư từ mọi miền đất nước yêu cầu tác giả cần có một bài thơ viết về miền Nam với Bác. 50 ngày sau khi Bác Hồ qua đời, nhà thơ Hải Như công bố bài thơ “Tưởng tượng ra ngày đầu tiên thống nhất đất nước Bác Hồ có mặt giữa Sài Gòn”. Gần sáu năm sau bài thơ dự báo đã trở thành hiện thực. Ngày 30-4-1975 cả miền Nam rước ảnh Bác Hồ...
Sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, Bác Hồ sang Pháp dự Hội nghị Fontainebleau. Người về nước tại cảng Hải Phòng tháng 10 năm 1946. Thiếu tá Cao Phong - người nhận nhiệm vụ đón Bác Hồ - không bao giờ quên giây phút lịch sử ấy.
Đó là câu tục ngữ, câu răn dạy, khuyên bảo con người, có nghĩa là “có lộc không nên hưởng hết một mình” mà nên chia sẻ cho người khác.
Nhà giáo Lê Văn Đàm sinh năm 1926 tại Trung Lễ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Cụ đã có 47 năm đứng trên bục giảng từ bậc tiểu học đến đại học, có hơn 20 năm giảng dạy tại Khoa Tâm lí - Giáo dục Trường Đại học Sư phạm Vinh và 10 năm là chuyên gia giáo dục ở Châu Phi. Là nhà giáo mẫu mực, cụ đã đào tạo hàng nghìn học trò thuộc nhiều thế hệ. Năm 2009, cụ được tỉnh Hà Tĩnh tôn vinh "Nhà giáo lão thành có nhiều cống hiến".
Trên thế giới có nhiều nhà lãnh đạo thiên tài, kiệt xuất, nhưng có lẽ ít ai trước lúc đi vào cõi vĩnh hằng đã để lại bản Di chúc lịch sử cụ thể, chu đáo và cẩn trọng như Bác Hồ. Di chúc của Bác khiến lòng ta xúc động, trước hết vì tư tưởng nhân văn sâu sắc của vị lãnh tụ vô cùng kính yêu mà hình ảnh và sự nghiệp vĩ đại của Người mãi mãi không thể phai mờ trong trái tim của người đương thời cũng như của bao thế hệ nối tiếp. Đó còn là muôn vàn tình thương yêu Bác để lại cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, các cháu thanh thiếu niên và nhi đồng…
Trên thế giới có nhiều nhà lãnh đạo thiên tài, kiệt xuất, nhưng có lẽ ít ai trước lúc đi vào cõi vĩnh hằng đã để lại bản Di chúc lịch sử cụ thể, chu đáo và cẩn trọng như Bác Hồ. Di chúc của Bác khiến lòng ta xúc động, trước hết vì tư tưởng nhân văn sâu sắc của vị lãnh tụ vô cùng kính yêu mà hình ảnh và sự nghiệp vĩ đại của Người mãi mãi không thể phai mờ trong trái tim của người đương thời cũng như của bao thế hệ nối tiếp. Đó còn là muôn vàn tình thương yêu Bác để lại cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, các cháu thanh thiếu niên và nhi đồng…
Trong bản Di chúc, Bác dành tình cảm đặc biệt cho thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công
Ngày 19/5/1968, sau khi tiếp khách đến chúc thọ, Bác Hồ thấy cần phải “viết thêm mấy điểm không đi sâu vào chi tiết” vào Di chúc. Trong mấy điểm ấy, Bác nhấn mạnh: Đối với những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình (cán bộ, binh sỹ, dân quân, du kích, thanh niên xung phong…), Đảng, Chính phủ và đồng bào phải tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn chốn ở yên ổn, đồng thời phải mở những lớp dạy nghề thích hợp với mỗi người để họ có thể dần dần “tự lực cánh sinh”. Đối với các liệt sỹ, mỗi địa phương cần xây dựng vườn hoa và bia kỷ niệm ghi sự hy sinh anh dũng của các liệt sỹ, để đời đời giáo dục tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Đối với cha mẹ, vợ con thương binh, liệt sỹ mà thiếu sức lao động và túng thiếu thì chính quyền phải giúp đỡ họ có công ăn việc làm thích hợp, quyết không để họ bị đói rét. Những lời căn dặn cuối cùng của Bác đối với thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng thắm đượm sâu sắc truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta.
Đảng vừa là người lãnh đạo vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân
Trong Di chúc, “Trước hết nói về Đảng”, Bác dặn: Việc cần làm trước tiên là chỉnh đốn Đảng, làm cho mỗi đảng viên, mỗi Chi bộ đều ra sức làm tròn nhiệm vụ Đảng giao phó cho mình, toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân. Đối với Bác điều tâm nguyện và hệ trọng bậc nhất là việc xây dựng Đảng. Phải giữ gìn khối đoàn kết nhất trí trong Đảng, giữ gìn Đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh để xứng đáng “là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”. Điều căn dặn cốt tử nhất trong Di chúc của Bác là giữ gìn, phát huy truyền thống đoàn kết và tình đồng chí thương yêu lẫn nhau trong Đảng. Bác đòi hỏi ở mọi đảng viên, nghĩa vụ, trách nhiệm và tình thương, vì mục tiêu và lý tưởng cao cả của Đảng.
Bác khẳng định vai trò, vị trí của Đảng trong việc lãnh đạo nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Bác muốn củng cố lòng tin của nhân dân ta đối với Đảng. Bác nhấn mạnh: Đảng là người trung thành nhất với lợi ích của giai cấp, nhân dân và Tổ quốc. “Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác”. Bác chỉ rõ trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Bác chỉ ra rằng, sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi, việc phải làm là mau chóng hàn gắn vết thương chiến tranh. Chúng ta phải có kế hoạch sẵn sàng, rõ ràng,chu đáo để tránh khỏi bị động, thiếu sót và sai lầm. Bác thông cảm và thương yêu vô bờ bến “nhân dân lao động ta ở miền xuôi cũng như miền núi, đã bao đời chịu đựng gian khổ, bị chế độ phong kiến thực dân áp bức, bóc lột, lại kinh qua nhiều năm chiến tranh”. Người ca ngợi: “Nhân dân ta rất anh hùng, dũng cảm, hăng hái, cần cù. Từ ngày có Đảng, nhân dân ta luôn đi theo Đảng”. “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng củng cố nâng cao đời sống của nhân dân”.
Bác luôn quan tâm đến mọi tầng lớp nhân dân, nhất là nông dân
Bác trăn trở nhiều đến nông dân, Bác nói: “Trong bao năm chống thực dân Pháp, tiếp đến chống đế quốc Mỹ, đồng bào ta, nhất là đồng bào nông dân đã luôn hết sức trung thành với Đảng và Chính phủ ta, ra sức góp của góp người, vui lòng chịu đựng mọi khó khăn gian khổ. Nay ta đã hoàn toàn thắng lợi, tôi có ý đề nghị miễn thuế nông nghiệp một năm cho các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp để cho đồng bào hỉ hả, mát dạ, mát lòng, thêm nhiều phấn khởi, đẩy mạnh sản xuất”. Dân tộc ta đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm bảo vệ nền độc lập dân tộc. Sau mỗi lần chiến thắng, ông cha ta lại có kế sách để bồi dưỡng sức dân, tăng cường lực lượng. Di chúc của Bác đã kế thừa truyền thống lâu đời đó của dân tộc ta. Tình thương bao la của Bác còn tỏa sáng đến một lớp người của xã hội cũ để lại. Bác dặn chúng ta: Đối với những nạn nhân của chế độ xã hội cũ như trộm cắp, gái điếm, cờ bạc, buôn lậu… thì Nhà nước vừa dùng giáo dục, vừa dùng pháp luật để cải tạo họ, giúp họ trở nên những người lương thiện”.
Bác chú trọng đến việc vạch kế hoạch xây dựng lại thành phố, làng mạc đẹp đẽ, đàng hoàng “to đẹp sáng trời Đông”. Theo Bác, phải khôi phục và mở rộng các ngành kinh tế. Phát triển công tác vệ sinh, y tế. Sửa đổi chế độ giáo dục cho phù hợp với hoàn cảnh mới của nhân dân, như phát triển các trường nửa ngày học tập, nửa ngày lao động… nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho các tầng lớp nhân dân. Trong muôn vàn tình thương yêu để lại cho toàn dân, toàn Đảng, Bác không bỏ sót một ai. Lòng nhân ái của Bác thật rộng rãi bao la, như một nhà văn đã viết: “Hồ Chí Minh là con Người của chủ nghĩa nhân đạo theo ý nghĩa đầy đủ nhất”.
“Về việc riêng…”, cũng là suốt đời phục vụ nhân dân, đất nước
“Về việc riêng…”, Bác không nói “cá nhân” hay “bản thân”, mà nói riêng, việc riêng. Bởi vì, suốt đời Bác phấn đấu cho hạnh phúc chung của toàn dân. Cái riêng của Bác hòa trong cái chung của dân tộc. Suốt đời Bác vì dân vì Đảng cho nên hầu như không có lúc nào nghĩ đến bản thân mình. Vì thế mà trước lúc đi xa Bác “không có điều gì phải hối hận”. Bác đã phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân hết lòng. Bình sinh cho đến trọn đời, Bác đã không làm bất cứ điều gì để phải ân hận, hối tiếc. Bác chẳng tiếc gì cho bản thân mình, hy sinh tất cả cho dân, cho nước. Chỉ riêng có một điều tiếc duy nhất - một điều thật cơ bản, đáng nói hơn cả, là “không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa” cho nhân dân, đất nước.
Trong ý định của Bác, việc đầu tiên sau ngày đất nước toàn thắng là đi chúc mừng đồng bào và chiến sĩ anh hùng, thăm hỏi các cụ phụ lão và các cháu thanh, thiếu niên, nhi đồng yêu quý khắp hai miền Nam Bắc. Riêng với miền Nam thương nhớ, kể từ buổi ra đi trên bến cảng Sài Gòn, ròng rã mấy mươi năm, Bác chưa một lần trở lại, thì đây là một cuộc hành hương có một không hai. Bác còn thay mặt nhân dân ta đi thăm các nước anh em, thăm hỏi bạn bè quốc tế đã từng hết lòng giúp đỡ và ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta. Đọc Di chúc, chúng ta ai cũng đau lòng xúc động, vì ao ước đó của Bác đã không kịp thực hiện.
Chan chứa muôn vàn tình thương yêu
Cuối cùng, trong bản Di chúc “Bác để lại muôn vàn tình thương yêu” cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, cho các cháu thanh thiếu niên, nhi đồng… Có lẽ đây là tình cảm lắng động, gây xúc động mạnh nhất. Như trước đây, Bác thường “gửi nhiều cái hôn thân ái” đến chiến sĩ và các cháu nhi đồng, lần này Bác gửi lại, để lại “muôn vàn tình thân yêu”. Và lời này của Bác đã là đề tài phong phú cho văn học nghệ thuật về tấm lòng của bác đối với nhân dân. “Để lại muôn vàn tình thân yêu”, cách nói sao mà nghe thân thuộc, tha thiết, cháy bỏng. Bác ra đi, không đem theo gì cho mình; tất cả, Bác để lại trọn vẹn cho đồng chí, đồng bào, cho các cháu thiếu niên và nhi đồng: Cuộc sống và tình yêu, lý tưởng và ước nguyện, ham muốn tột bậc đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành…
Học tập và làm theo tư tưởng nhân văn trong Di chúc của Bác
Tư tưởng nhân văn của Bác là chân lý cách mạng của thời đại. Học tập tư tưởng nhân văn của Bác là để giác ngộ cách mạng, trau dồi tính nhân văn xã hội chủ nghĩa. Bác đến với chủ nghĩa Mác – Lênin bắt đầu từ lòng yêu nước, từ tình cảm cách mạng. Ngày nay, nghiên cứu tư tưởng nhân văn của Bác, chúng ta có toàn bộ những lời kêu gọi và những trước tác của Bác, trong đó Di chúc được xem là một kiệt tác tư tưởng nhân văn. Di chúc là sự thể hiện tuyệt vời những tình cảm lớn, tư tưởng lớn của một con Người chỉ có một ham muốn tột bậc là “nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Ở đây, tất cả tình cảm, tư tưởng và hoài bão lớn hòa quyện làm một trong Người anh hùng giải phóng dân tộc và chính Người đã làm rạng rỡ non sông ta, đất nước ta.
Từ ngày Bác đi xa đến nay, toàn Đảng, toàn dân ta đang ra sức thực hiện Di chúc thiêng liêng của Bác, lấy nhiệm vụ xây dựng Đảng là then chốt, kinh tế là trọng tâm với phát triển văn hóa, nền tảng tinh thần xã hội. Qua hơn 25 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã vượt qua giai đoạn suy giảm tốc độ tăng trưởng, đạt mức tăng trưởng khá cao; chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của một số lĩnh vực và sản phẩm có chuyển biến.
Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI) của Đảng đang nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình nhằm xây dựng Đảng trong sạch trên cả ba mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức, nâng cao đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở Đảng. Qua thực hiện cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng lần này cho thấy, phần lớn cán bộ, đảng viên đều tin tưởng vào công cuộc đổi mới và sự lãnh đạo của Đảng. Thực hiện Di chúc của Bác, cán bộ, đảng viên chúng ta càng luôn luôn nhớ tới lời Bác căn dặn, phải tu dưỡng đạo đức cách mạng, thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư. Đồng thời, phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, lập trường tư tưởng kiên định và có tầm cao trí tuệ để “Xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”.
TS. Chu Thái Thành
Theo Tạp chí Tài nguyên và Môi trường
Thu Hiền (st)
Năm 1962, đồng chí Nguyễn Văn Hiếu dẫn đầu Đoàn đại biểu Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra thăm miền Bắc. Bác Hồ đã tổ chức đón tiếp ngay hôm Đoàn đến Hà Nội, tại vườn hoa sau Phủ Chủ tịch - nơi Người thường đọc báo vào các buổi chiều. Thấy đoàn xe chở đoàn miền Nam vừa vào khỏi cổng cơ quan Phủ Chủ tịch, Bác liền rảo bước ra đón.
Ông là Nguyễn Đình Sơn, nguyên cán bộ Công an Thanh Hóa đã về hưu, là người duy nhất tại Thanh Hóa lập Bảo tàng Bác Hồ ngay tại nhà. Ông cũng là người chủ nhiệm đề tài lịch sử 2253 - NVTH “Bác Hồ với Đảng bộ, nhân dân và lực lượng vũ trang Thanh Hóa”. Hiện ông trú tại số nhà 14/42 phố Lam Sơn 1, phường Tân Sơn, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.