Tin tổng hợp
Gần 40 năm trước, Đông Ngàn là một trận địa ác liệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Nơi đây đã ghi dấu ấn lịch sử của 14 cô gái dân quân với chiến công bắn rơi nhiều máy bay Mỹ. Giờ đây, nó đang trở thành những cánh đồng màu mỡ.
... Dịp may hiếm có, trong lúc chúng tôi đang nghĩ cách chống nóng cho Bác thì các đồng chí bên Bộ Ngoại giao công tác ở nước ngoài gửi biếu Bác chiếc máy điều hòa nhiệt độ. Khi nhận máy về, từ các anh ở Văn phòng của Bác đến anh em phục vụ, bảo vệ ai nấy đều vui mừng thấy như các đồng chí bên Bộ Ngoại giao đã giúp mình tìm ra đáp số của một bài toán khó.
Tháng 2-1941, Bác Hồ về Pác Bó. Ðể trực tiếp chỉ đạo phong trào và bồi dưỡng cán bộ, Bác cho mấy anh em Huyện ủy Hà Quảng (Cao Bằng) đang hoạt động bí mật ở cùng với Bác...
Khi ý chí và nghĩa tình dâng trào tột độ, người ta thường dùng những giọt máu quý báu của mình để biểu thị. Những bức "huyết thư", "huyết kháng thư" hay "huyết lệ thư"... từ lâu đã xuất hiện đó đây trên thế giới cũng như ở nước ta. Song cơ hồ ít nghe đến những bức "huyết họa" (tranh vẽ bằng máu). Vậy mà ở ta, ít nhất đã có đến bốn bức huyết họa về Bác Hồ kính yêu.
“Đây là tượng Bác Hồ này”, “Đây là đồng hồ của Bác Hồ này”, trong Bảo tàng Hồ Chí Minh, các em nhỏ ríu rít chỉ cho nhau xem những hiện vật lưu trữ về Bác.
Hôm đó là ngày mồng 3 Tết (giai đoạn Bác Hồ mới trở lại Pác Bó, Cao Bằng - PV). Cả nhà tôi ăn cơm chiều xong, đang ngồi quây quần bên bếp lửa. Bên ngoài, trời tối dần. Nhìn ra đường đã không rõ nữa, mà trông lên các ngọn núi chung quanh nhà chỉ thấy một màu tối đen như mực. Thỉnh thoảng, một cơn gió nổi lên, lạnh rùng mình. Tôi ngồi xích lại gần đống lửa. Lúc này chỉ nghĩ đến việc phải ra ngoài cũng đã đủ thấy ngại. Chợt dưới nhà có tiếng gọi lên:
Mấy tấm hình đã ngả màu vàng ố, cuốn sổ tay bằng giấy loại xấu ra đời từ những năm còn chiến tranh... - mỗi đồ vật trong Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh cất giữ một mẩu chuyện về Bác Hồ để chờ kể cho du khách, ấp ủ cả những câu chuyện chưa được kể bao giờ.
Bà Đặng Quỳnh Anh, năm 1911, bấy giờ chưa đầy 20 tuổi, đã theo các anh “Hội kín” vượt Trường Sơn, sang Xiêm, nuôi chí nguyện theo cha chú, những Đặng Thúc Hứa, Đặng Nguyên Cẩn… làm cách mạng. Tại Xiêm, với tên gọi là mụ Nho, bà Nho, Đặng Quỳnh Anh chăm lo cày cấy, lao động. Lập gia đình với Võ Tùng - sau này là đại biểu dự Đại hội thống nhất Đảng - bà vẫn vượt mọi khó khăn nuôi chồng, nuôi con, lấy làm nơi đi lại, ăn ở cho các chiến sĩ về nước, từ trong nước ra.