Nghiên cứu học tập tư tưởng Hồ Chí Minh
Không chỉ tiêu biểu cho tinh thần yêu nước, thương dân, trí tuệ và nhãn quan chính trị nhạy bén, năng lực thực tiễn và dự báo thiên tài, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là hiện thân của phong cách ứng xử chứa đựng nhiều nét văn hóa đặc sắc, để lại bài học quý giá trong hoạt động lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ của Đảng hôm nay.
Cán bộ và công tác cán bộ có vai trò đặc biệt quan trọng trong giai đoạn Việt Nam đang đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bài viết khái quát tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ và tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ bảy khóa XII, qua đó đưa ra một số giải pháp góp phần thực hiện thành công những nhiệm vụ, mục tiêu mà Nghị quyết đã đề ra về công tác cán bộ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, trong bối cảnh nước ta đang hội nhập sâu rộng với thế giới.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng nông dân và coi phát triển nông nghiệp là một tất yếu khách quan, là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp khác. Người đã từng nói: “Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh”, đồng thời khẳng định: “Phải phát triển nông nghiệp một cách toàn diện”.
Trong thời gian qua, thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nhiều phong trào với các hình thức phong phú, sinh động đã được tổ chức, giúp cho cán bộ, đảng viên và quần chúng có dịp tìm hiểu sâu sắc thêm về cuộc đời, sự nghiệp của Bác Hồ kính yêu, tiếp thu một cách hệ thống tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Năm tháng trôi qua, những lời dạy, lời căn dặn của Bác về thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí vẫn là “nhiệm vụ cấp bách, phải giáo dục lại cán bộ, đảng viên và nhân dân chúng ta”.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại là một bộ phận trong hệ thống tư tưởng của Người, là di sản quý báu đối với toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Trong bối cảnh tình hình khu vực, thế giới có nhiều biến động nhanh chóng và khó lường như hiện nay, việc tiếp tục nghiên cứu, vận dụng tư tưởng đó của Người vào công tác đối ngoại, trong đó có đối ngoại quân sự, quốc phòng là việc làm hết sức cần thiết.
Quyết nghị của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc năm 1987 ghi nhận: Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc và nhà văn hóa kiệt xuất. Đây chính là sự ghi nhận xứng đáng đối với những cống hiến của Hồ Chí Minh.
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công” - một câu nói thật giản dị của Bác Hồ, nhưng từ lâu đã trở thành lẽ sống, phương châm sống và khẩu hiệu hành động của Đảng ta, dân tộc ta.
Lời di huấn về đạo đức cách mạng trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự kết tinh những giá trị tư tưởng, tấm gương và phong cách của Người. Những giá trị đó, đã trở nên gần gũi với đời sống tinh thần của xã hội, luôn giữ vai trò định hướng xây dựng phẩm chất, nhân cách đạo đức của người cán bộ, đảng viên. Bởi vậy, bồi dưỡng đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là yêu cầu cấp thiết trong công tác xây dựng Đảng hiện nay.
Trong di sản vô giá Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho dân tộc Việt Nam, có 5 di sản được công nhận là Bảo vật quốc gia, đó là: Đường Kách Mệnh, Nhật ký trong tù, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước, Di chúc. Trong đó, bản “Di chúc” đề cập đến nhiều nội dung cần căn dặn trước lúc Người đi xa. Một trong những tư tưởng lớn, đặc biệt quan trọng là vấn đề bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, được Bác đề cập ngay sau khi nói về Đảng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành cả cuộc đời phấn đấu, hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng con người và trước khi đi vào cõi vĩnh hằng, Người đã để lại cho dân tộc bản Di chúc thiêng liêng.