Nghiên cứu học tập tư tưởng Hồ Chí Minh
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là quốc bảo của dân tộc ta, có giá trị trường tồn, bền vững. Di chúc của Người là ngọn cờ soi đường cho dân tộc, cho cách mạng Việt Nam. Đặc biệt, Di chúc đã có những chỉ dẫn vô cùng sâu sắc, thiêng liêng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên về rèn luyện đạo đức cách mạng, nhằm góp phần xây dựng cho Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi xa tròn 50 năm, nhưng những lời căn dặn tâm huyết trong Di chúc của Người thể hiện một triết lý nhân sinh sâu sắc, vẫn vẹn nguyên giá trị cả về lý luận và thực tiễn.
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, Nhà văn hóa kiệt xuất đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì độc lập, tự do, dân chủ, hòa bình và tiến bộ xã hội. Trước lúc đi xa, Người đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân bản Di chúc thiêng liêng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Lãnh tụ thiên tài, nhà văn hóa kiệt xuất của Đảng và dân tộc ta, trọn đời hy sinh cho sự nghiệp cách mạng vì độc lập dân tộc, hạnh phúc của nhân dân. Tuy đã đi xa nhưng tình cảm, đạo đức và trí tuệ của Người vẫn mãi dõi theo cùng dân tộc.
Năm nay, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta kỷ niệm 50 thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bản Di chúc của Người mang tầm tư tưởng của thời đại, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, là những chỉ dẫn quý báu cho Đảng và nhân dân ta trước đây, hiện nay và mai sau. Qua 50 năm thực hiện bản Di chúc bất hủ của Bác; đọc lại và chiêm nghiệm sâu sắc Di chúc của Người, có thể rút ra nhiều bài học quý báu.
Bạo lực cách mạng mang tính nhân văn, nhân đạo, hòa bình là tư tưởng đầu tiên và là nội dung cơ bản, quan trọng trong hệ thống tư tưởng của Hồ Chí Minh về quân sự. Nghiên cứu, nhận thức đúng vấn đề này có ý nghĩa lý luận, thực tiễn sâu sắc và là căn cứ khoa học đấu tranh phê phán những quan điểm, nhận thức sai trái hiện nay.
Thanh niên là tương lai của đất nước, là lực lượng tiên phong, chủ lực trong thực hiện những nhiệm vụ trọng yếu của mỗi quốc gia, dân tộc. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng vai trò của thanh niên đối với sự nghiệp cách mạng. Theo quan điểm của Người: Muốn thức tỉnh dân tộc, trước hết phải thức tỉnh thanh niên.
“Cần, kiệm, liêm, chính” là những giá trị đạo đức cốt lõi để làm nên nhân cách văn hóa cao đẹp của cán bộ, đảng viên. Vì vậy, tự giác tu dưỡng, rèn luyện để không ngừng bồi đắp, làm giàu các đức tính “cần, kiệm, liêm, chính” không những giúp cán bộ, đảng viên giữ được vị thế, tư cách, hình ảnh của mình trong lòng nhân dân mà còn góp phần nhân lên, lan tỏa những giá trị đạo đức, văn hóa tốt đẹp trong xã hội.
Bảy mươi mốt năm trước, ngày 11-6-1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi Thi đua ái quốc” nêu rõ mục đích, phương châm, khẩu hiệu thi đua và tin tưởng: “Với tinh thần quật cường và lực lượng vô tận của dân tộc ta, với lòng yêu nước và chí kiên quyết của nhân dân và quân đội ta, chúng ta có thể thắng lợi, chúng ta nhất định thắng lợi”.
Trăn trở, chăm lo xây dựng chính quyền vững mạnh, thật sự của dân, do dân, vì dân, Chính phủ là công bộc của dân, chính quyền “sao cho được lòng dân”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm cảnh báo những căn bệnh của cán bộ như những biểu hiện của thoái hóa, biến chất, lên mặt làm quan cách mạng, quan liêu, lãng phí, tham ô, không quan tâm đến đời sống của nhân dân. Để giải thích rõ nội dung thế nào là cần, kiệm, liêm, chính
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh được viết trong thời gian từ năm 1965 đến 1969, là bản tổng kết sâu sắc, toàn diện bài học về quá trình lãnh đạo cách mạng, đường hướng phát triển tương lai dân tộc.