Nghiên cứu học tập tư tưởng Hồ Chí Minh

Dan va Dang trong Di chuc cua Bac HoDi chúc của Bác cùng với toàn bộ tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta. Di chúc còn là sự thể hiện trách nhiệm, tình yêu thương bao la của Bác dành cho những người ở lại. Nhưng trước tiên là dành cho Dân, cho Đảng. Bác viết: “… Tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng”. Bác chuẩn bị cho chuyến đi xa bằng những đúc kết ở tầm cao của bậc vĩ nhân, nhưng lời lẽ lại hết sức giản dị cùng những chỉ dẫn chiến lược là những dặn dò cụ thể nhưng vô cùng sâu sắc… Ai đọc cũng thấy mình được quan tâm, ân cần bằng trái tim mênh mông “Ôm cả non sông, mọi kiếp người”... 

Bac Ho voi tri thuc 1Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trí thức và khi giữ cương vị là người đứng đầu đất nước, Người rất quan tâm đến trí thức và vấn đề trí thức. Tư tưởng về trí thức của Hồ Chí Minh đã được hình thành ngay từ khi Người còn hoạt động ở nước ngoài và được thể hiện rõ nhất sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nhất là trong việc thành lập các Chính phủ lúc bấy giờ.

lam theo di chuc 2Là người sáng lập và rèn luyện Đảng ta, trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới công tác xây dựng Đảng. Theo Người, để Đảng thật trong sạch, vững mạnh, nhất là khi đã trở thành Đảng cầm quyền, phải thường xuyên giáo dục cán bộ đảng viên về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, có dũng khí và bản lĩnh chống chủ nghĩa cá nhân - thứ “giặc nội xâm”, “giặc ở trong lòng”, nguy hiểm nhất.

Di chucBản Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sau nửa thế kỷ, càng sáng tỏ giá trị lịch sử và tầm nhìn thời đại, tầm nhìn xa trông rộng của một bậc thiên tài. Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh soi đường, định hướng cho cách mạng Việt Nam hôm qua, hôm nay và cho cả mai sau. Di chúc bất hủ của Người là chỉ dẫn, là lời dạy, là ngọn đuốc soi đường cho đất nước ta vững bước đi lên, phát triển bền vững.

Tu tuong ve xay dung chinh don Dang trong Di chuc cua Chu tich Ho Chi MinhDi chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một văn kiện quý giá mà Người đã để lại cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta. Một trong những giá trị tư tưởng nổi bật trong Di chúc của Người là vấn đề xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Vấn đề này không chỉ có giá trị lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay.

Tham nhuan tu tuong cua Chu tich Ho Chi Minh ve giao duc boi duong thanh nienTrong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh dành nhiều công sức và tình cảm cho việc chăm lo bồi dưỡng thế hệ kế tục sự nghiệp cách mạng. Người luôn coi đó là vấn đề hệ trọng, cần thiết trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, cũng như xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngày nay, phát huy lời dạy của Người về giáo dục, bồi dưỡng thanh niên là góp phần vào thành công sự nghiệp đổi mới đất nước, nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế.

Tu tuong HCM ve XD chinh quyenXây dựng chính quyền đi đôi với bảo vệ chính quyền cách mạng là vấn đề cơ bản trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đây cũng chính là một trong những nội dung tư tưởng quan trọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quy luật dựng nước đi đôi với giữ nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội đi đôi với bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong suốt chiều dài lịch sử cách mạng Việt Nam.

Tu tuong Ho Chi Minh ve duc va tai cua nguoi can boHồ Chí Minh khẳng định: “Có tài phải có đức”1. Theo Người, đức và tài phải được biểu hiện bằng kết quả công tác, phải luôn thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau trong nhân cách người cán bộ cách mạng. 

Gan bo mat thiet voi nhan dan theo tu tuong Ho Chi Minh net dac sac trong van hoa cam quyen cua Dang Cong san Viet NamVai trò, vị trí cầm quyền của Đảng thể hiện quyền hạn, trách nhiệm và sứ mệnh lịch sử của Đảng trước nhân dân, trước dân tộc. Vì thế, từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã đặt vấn đề thiết kế và xây dựng Đảng cầm quyền, một nhà nước pháp quyền mạnh mẽ, sáng suốt, gắn bó mật thiết và hành động vì lợi ích của nhân dân.

 

TTHCM ve nong nghiepSinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng và nhấn mạnh vai trò quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn: “Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh” và khẳng định: “Phải phát triển nông nghiệp một cách toàn diện”. Phát triển nông nghiệp toàn diện là một tất yếu khách quan, là cơ sở để phát triển các ngành kinh tế khác, tạo điều kiện cho công nghiệp hóa nước nhà.

dai doan ket dan tocThống kê và phân tích những bài viết, bài nói của Bác đã được công bố trong Hồ Chí Minh toàn tập cho thấy Bác đã đề cập vấn đề đoàn kết trong 839 bài viết, chiếm tỷ lệ 43%; sử dụng từ đoàn kết, đại đoàn kết tới 1.809 lần.