Nghiên cứu học tập tư tưởng Hồ Chí Minh
Khi ra đi tìm đường cứu nước năm 1911, Nguyễn Tất Thành đã thể hiện một khát vọng mãnh liệt: “Cái mà tôi cần nhất trên đời là đồng bào tôi được tự do, Tổ quốc tôi được độc lập”(1).
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh kết tinh và chứa đựng cả những giá trị của truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế, phù hợp với thực tiễn Việt Nam, là những chỉ dẫn hết sức quý báu cho việc xây dựng nền tảng tinh thần của dân tộc.
Nghiên cứu phong cách Hồ Chí Minh là nghiên cứu theo nghĩa rộng của khái niệm phong cách. Phong cách Hồ Chí Minh không chỉ được thể hiện qua các tác phẩm văn, thơ của Người. Mà phong cách Hồ Chí Minh là sự tổng hợp của phong cách tư duy, phong cách diễn đạt, phong cách sinh hoạt, phong cách làm việc, phong cách ứng xử. Khi nghiên cứu các đặc trưng của phong cách tư duy Hồ Chí Minh, chúng ta có thể khái quát ở một số nội dung cơ bản sau:
Ngay từ thời dựng Đảng, năm 1927, mở đầu cuốn “Đường Kách mệnh”, một cuốn sách “vỡ lòng cách mạng”, Bác Hồ đã đặt lên hàng đầu vấn đề “Tư cách một người cách mạng”. Trong đó, Bác nhấn mạnh phải cần, kiệm, nói thì phải làm, phải biết hy sinh, ít lòng tham muốn về vật chất.
Đảng là đội tiên phong, lãnh đạo cách mạng Việt Nam, do đó Đảng phải là một tổ chức trong sạch, vững mạnh. Theo Bác sức mạnh vô địch của Đảng là ở tinh thần kỷ luật tự giác, ý thức tổ chức nghiêm chỉnh của cán bộ, đảng viên. Uy tín chung của Đảng và của mỗi đảng viên bắt nguồn từ sự gương mẫu, tự giác tuân thủ kỷ luật Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của các tổ chức, đoàn thể nhân dân mà đảng viên tham gia.
Nông nghiệp, nông dân và nông thôn Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ vai trò của nông dân trong chiến đấu, trong sản xuất; là lực lượng to lớn của khối liên minh và đại đoàn kết dân tộc.
Hồ Chí Minh luôn dành tình yêu thương, quan tâm, chăm sóc, theo nghĩa khoan dung văn hóa, cho tất cả mọi người, đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn, thương tật, trong đó có thương binh, gia đình liệt sỹ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn căn dặn, nhắc nhở, yêu cầu cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải thực hiện tốt các đức tính, phẩm chất: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; đồng thời phải nêu cao trách nhiệm trước Đảng, Chính phủ, trước nhân dân và trước nhiệm vụ, công việc được giao, dù là việc to hay việc nhỏ. Những lời căn dặn đó của Người càng có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn hiện nay.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà cách mạng, nhà tư tưởng đặc biệt quan tâm đến đạo đức. Bằng câu nói“Đảng ta là đạo đức, là văn minh”, Người đã định nghĩa về Đảng dưới góc độ đạo đức và văn hóa, coi đạo đức làđặc trưng bản chất hàng đầu của Đảng. Mặt khác, thấu hiểu “đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống.
Sinh thời, trong đạo đức, Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh bốn đức: cần, kiệm, liêm, chính. Nếu như cần và kiệm là phẩm chất cần có trong đời sống, công tác của mọi người lao động thì liêm và chính là những phẩm chất nhất thiết phải có của người cán bộ khi thi hành công vụ, trong đó, liêm là phẩm chất đầu tiên. Người khẳng định: “Những người trong công sở phải lấy chữ Liêm làm đầu”(1).
Là người sáng lập và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến việc nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng và coi đó là yếu tố quan trọng quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam, của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.