Nghiên cứu học tập tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đoàn kết dân tộc và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của cách mạng Việt Nam. Vận dụng tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh vào thực tiễn công tác vận động đồng bào dân tộc thiểu số hiện nay, bảo đảm quyền của các dân tộc thiểu số, đoàn kết các dân tộc và nâng cao đời sống của đồng bào là những vấn đề lý luận - thực tiễn cần được nhận thức thấu đáo và thực hiện có hiệu quả.
Sinh thời, Bác Hồ thường căn dặn mọi người phải thực hành tiết kiệm; tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiền bạc; phải tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ, không xa xỉ, hoang phí, không bừa bãi, phô trương hình thức. Bác Hồ đã sống cả cuộc đời thanh bạch từ ăn, ở đến phương tiện sử dụng phục vụ công việc hàng ngày, để tiết kiệm thời gian, Bác dạy: “Từ Chủ tịch Chính phủ cho đến người chạy giấy, người quét dọn trong một cơ quan nhỏ, đều là những người ăn lương của dân, làm việc cho dân... làm việc phải đến đúng giờ, chớ đến trễ về sớm... Phải nhớ rằng: Dân đã lấy tiền mồ hôi nước mắt để trả lương cho ta trong những giờ đó. Ai lười biếng tức là lừa gạt dân”.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản vô giá trong kho tàng lịch sử tư tưởng của Việt Nam. Đó là tư tưởng của người anh hùng giải phóng dân tộc, nhà danh nhân văn hoá kiệt xuất, người thầy vĩ đại của công cuộc giải phóng dân tộc và phong trào cách mạng, công nhân quốc tế. Trong hệ thống di sản tư tưởng phong phú và vô giá mà Hồ Chí Minh để lại cho chúng ta ngày nay có tư tưởng về Phật giáo, trong đó, giá trị cốt lõi về triết lý nhân sinh quan, thế giới quan, trung tâm là con người hướng đến cái “chân, thiện, mỹ”, “từ, bi, hỷ, xả”, “vô thường, vô ngã vị tha”, cứu khổ cứu nạn, để sống tốt đời đẹp đạo… mà hạt nhân tư tưởng của Phật giáo là một trong những tư tưởng văn hóa ảnh hưởng nhiều đến quá trình hình thành tư tưởng nhân văn của Hồ Chí Minh.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người được biểu hiện đa dạng và vô cùng phong phú, thể hiện trong từng việc làm, cử chỉ và mối quan tâm của mỗi con người. Tất cả đều toát lên tình yêu vô hạn, sự tôn trọng, thái độ bao dung và niềm tin tuyệt đối vào con người. Trước lúc đi xa, trong bản Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn Đảng ta: Ngay khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi thì “đầu tiên là công việc đối với con người”, tức là phải có chính sách xã hội đối với con người. Đó là những việc mà Đảng, Nhà nước ta đã và đang thực hiện trong sự nghiệp đổi mới hiện nay.
Di chúc(1) của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như toàn bộ cuộc đời, sự nghiệp, hoạt động và sáng tạo của Người đã cho thấy rõ: Tư tưởng - Đạo đức - Phong cách Hồ Chí Minh là một chỉnh thể toàn vẹn, chân thực, sống động, uyên bác, uyên thâm và cũng vô cùng giản dị, bình dị, gần gũi với con người, với đời sống thường nhật.
Tự học và học tập suốt đời là luận điểm quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục. Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, tự học có vai trò đặc biệt quan trọng, là một trong những nhân tố quyết định tạo nên trí tuệ. Bằng tấm gương tự học và học tập suốt đời, Bác Hồ đã để lại nhiều bài học và những kinh nghiệm quý báu cho các thế hệ noi theo.
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Lãnh tụ thiên tài của dân tộc Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho dân tộc ta, nhân dân ta và nhân loại kho tàng di sản lý luận quý báu; trong đó, có tư tưởng quân sự của Người. Tư tưởng về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân là một bộ phận trọng yếu, gắn bó hữu cơ, hợp thành tư tưởng quân sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời là định hướng xuyên suốt cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Một trong những di sản tư tưởng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta là bài học về phương pháp ngoại giao: “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Việc nghiên cứu, vận dụng phương pháp mang tính nguyên tắc chỉ đạo này trong công tác đối ngoại hiện nay là rất cần thiết, quan trọng.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dâng hiến trọn cuộc đời mình cho dân, cho nước, vì độc lập dân tộc, vì tự do và hạnh phúc cho nhân dân. Trước lúc đi vào cõi vĩnh hằng Người đã để lại những dặn dò hết sức cụ thể cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, cho mỗi con người Việt Nam, đặc biệt là cho thế hệ thanh niên, lực lượng góp phần quyết định sự hưng thịnh của quốc gia dân tộc hiện tại cũng như trong tương lai.
Phạm trù thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức là một trong những lý luận cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Lý luận này chỉ ra rằng việc nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, dựa trên cơ sở thực tiễn, đi sâu vào thực tiễn, học đi đôi với hành. Vận dụng sáng tạo lý luận về vai trò của thực tiễn đối với nhận thức của Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm tuyên truyền mô hình giáo dục mới theo quan điểm “Học đi đôi với hành”. Người chỉ rõ phương pháp để đào tạo nên những người vừa có đức, vừa có tài là học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và xã hội.
Quân đội nhân dân Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, giáo dục và rèn luyện. Trải qua 73 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Quân đội ta luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị mà Đảng và nhân dân ta giao phó. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thành công đó là nhờ Quân đội đã nhận thức đúng đắn tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò to lớn của nhân tố con người trong hoạt động quân sự, từ đó xác lập đúng chủ trương và các giải pháp xây dựng và phát huy nhân tố con người trong xây dựng Quân đội.