Nghiên cứu học tập tư tưởng Hồ Chí Minh

Phong cach nghien cuuPhong cách Hồ Chí Minh nói chung, phong cách nghiên cứu nói riêng là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ di sản vô giá mà Người để lại cho dân tộc ta. Bởi vậy, học tập và làm theo phong cách nghiên cứu của Người là để mọi tổ chức, cá nhân hình thành tư duy lý luận đúng, hành động thiết thực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

bac-ho-van-hoa-thieu-nhiChủ tịch Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng vĩ đại, toàn bộ di sản tư tưởng của Người là một kho báu văn hóa của dân tộc Việt Nam. Trong đó tư tưởng của Người về văn hóa chiếm một vị trí hết sức quan trọng. 

TU TUONG HO CHI MINHTrong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là đặc biệt quan trọng. Chính quan điểm này là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nhân dân Việt Nam.

hoc-tap-phong-cach-bacHọc tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một cuộc vận động lớn của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân với nhiều nội dung phong phú và thiết thực. Bài viết này tập trung làm rõ một số nội dung cơ bản liên quan đến việc học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh.

 

phong cach thu tien ho chi minhPhong cách thực tiễn của Chủ tịch Hồ Chí Minh là những đặc điểm riêng có trong cách nghĩ và hành động của Người. Trong đó, mọi suy nghĩ, hành động của Người luôn dựa trên thực tiễn sinh động của cuộc sống. Phong cách thực tiễn của Người là sự vận dụng nhuần nhuyễn quan điểm thực tiễn, trở thành nguyên tắc trong suy nghĩ và hành động. Học tập phong cách thực tiễn của Chủ tịch Hồ Chí Minh có ý nghĩa rất lớn trong đấu tranh chống bệnh giáo điều trong cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay.

dan tri 13Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ chính trị vĩ đại, đồng thời là nhà quân sự xuất sắc của dân tộc ta, người sáng lập, giáo dục và rèn luyện các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.

bac-ho-tuyen-truyenChủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương tuyên truyền, giáo dục đạo đức có hiệu quả nhất mà Đảng ta đã vận dụng qua các thời kỳ cách mạng. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, chúng ta cần quán triệt hơn nữa tư tưởng, tấm gương của Người trong công tác tuyên truyền, giáo dục quần chúng.

chu-tich-ho-chi-minh-ghi-chepChủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Trong công cuộc kiến thiết đất nước ta, có bốn vấn đề cùng phải chú ý, cùng phải coi là quan trọng ngang nhau, không được xem nhẹ mặt nào, đó là: Kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội. Vận dụng sáng tạo và phát triển tư tưởng đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 9, khóa XI, Đảng ta chỉ rõ: "Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước. 

dan- chu-trong-giao-ducXuyên suốt tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ khi Người ra đi tìm đường cứu nước đến khi trút hơi thở cuối cùng là tư tưởng vì con người, nhất là thế hệ trẻ. Với bao trăn trở, Người đã tìm cho nước ta những nét tiến bộ của một nền giáo dục kiểu mới, đó là nền giáo dục Việt Nam xã hội chủ nghĩa mang tính nhân đạo, tính dân chủ cao cả.

triet-li-giao-ducCó hay không triết lý giáo dục Việt Nam? Đa số các nhà nghiên cứu đều cho rằng, từ trong truyền thống, Việt Nam đã có triết lý giáo dục. Nó được phát triển, bổ sung, nâng tầm cho phù hợp với mỗi giai đoạn lịch sử phát triển của đất nước. Đỉnh cao của sự phát triển đó chính là triết lý giáo dục Hồ Chí Minh mà ngày nay Đảng và Nhà nước ta không ngừng tiếp thu, vận dụng sáng tạo vào thực tiễn để phát triển nền giáo dục nước nhà.

bac-ho-voi-giao-duc-2016Năm  1945, cùng với thắng lợi chính trị, nhân dân ta đã xóa đi một nền giáo dục đồi bại, xảo trá của thực dân Pháp: Chỉ dạy cho nhân dân sùng bái những kẻ mạnh hơn mình; dạy cho thanh niên yêu một Tổ quốc không phải là Tổ quốc của mình; dạy cho thanh niên khinh rẻ nguồn gốc, dòng giống mình…Đó là một nền giáo dục nguy hiểm hơn cả sự dốt nát. 


Năm  1945, cùng với thắng lợi chính trị, nhân dân ta đã xóa đi một nền giáo dục đồi bại, xảo trá của thực dân Pháp: Chỉ dạy cho nhân dân sùng bái những kẻ mạnh hơn mình; dạy cho thanh niên yêu một Tổ quốc không phải là Tổ quốc của mình; dạy cho thanh niên khinh rẻ nguồn gốc, dòng giống mình…Đó là một nền giáo dục nguy hiểm hơn cả sự dốt nát. Chế độ mới ra đời, cùng với việc thiết lập nền cộng hòa dân chủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi việc giải quyết nạn dốt là một trong những nhiệm vụ cấp bách. Bởi vì “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, “Yếu thì dại, dại thì hèn”. Nói như Lê-nin: Mù sẽ đứng ngoài chính trị. Quan điểm của Hồ Chí Minh là phải làm cho nhân dân biết đọc, biết viết, từng bước nâng cao dân trí. Bởi vì nước ta là một nước dân chủ, dân là chủ và dân làm chủ. Công việc kháng chiến kiến quốc, đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Chúng ta phải đem tài dân, sức dân, của dân để làm lợi cho dân. Muốn làm được điều đó, cần phải có giáo dục và giáo dục lại nhân dân.

          Giáo dục theo quan điểm của Hồ Chí Minh sẽ tạo ra tính liên tục của cách mạng. Bởi vì với việc nâng cao dân trí, nhân dân sẽ biết quyền lợi, bổn phận, có kiến thức mới để tham gia vào công việc xây dựng. Sự thành công của cả nước, không có yếu tố nào quan trọng hơn giáo dục.

          Giáo dục sẽ tạo ra những nguyên liệu không có sẵn trong tự nhiên như kĩ sư, chuyên gia, bác học… Giáo dục sẽ góp phần quyết định làm cho non sông Việt Nam trở nên tươi đẹp, dân tộc bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu. Giáo dục tạo ra nhân cách và từng bước hoàn thiện con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh:

                                 “Ngủ  thì ai cũng như lương thiện

                                   Tỉnh dậy sinh ra kẻ dữ hiền;

                                   Hiền, dữ đâu phải là tính sẵn

                                   Phần nhiều do giáo dục mà nên”

        Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, giáo dục là yếu tố quyết định trực tiếp nâng cao trình độ học vấn, trình độ khoa học kĩ thuật, chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, trình độ chuyên môn quản lý. Giáo dục sẽ giúp cho người học có một vốn liếng về lịch sử, văn hóa của dân tộc Việt Nam và thế giới, mà nếu không có nó sẽ không giữ được độc lập, không thể tham gia vào công việc kiến thiết xây dựng nước nhà dân giàu, nước mạnh. Giáo dục sẽ giúp cho mỗi người dân có kiến thức mới để “biến mỗi nước dốt nát, cực khổ thành một nước văn hóa cao và đời sống tươi vui, hạnh phúc”.

        Với tầm nhìn thời đại, Hồ Chí Minh - người sáng lập nền giáo dục mới, nền giáo dục cách mạng Việt Nam đã đưa ra những mục tiêu của giáo dục là “đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam”, làm “phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em. Học để làm việc, làm người , làm cán bộ. Học để phục vụ đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại”. Đồng thời, “Học để sữa chữa tư tưởng” “Học để tu dưỡng đạo đức cách mạng”… Theo quan điểm của Người, những mục tiêu đó của giáo dục có quan hệ biện chứng với nhau. Có phẩm chất chính trị và chuyên môn, mà thiếu phẩm chất đạo đức với ý nghĩa là gốc, là nguồn thì cũng vô dụng. Người dạy  “Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ hóa, xấu xa thi còn làm nổi việc gì ?”. (Hồ Chí Minh toàn tập - T5 - Tr 253).

         Muốn đạt được mục tiêu đó thì nội dung giáo dục phải toàn diện, bao gồm cả văn hóa, chuyên môn nghề ngiệp, các nghành nghề liên quan trực tiếp tới công nghiệp, nông nghiệp, nông thôn, vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

          Theo quan điểm của Người, các nội dung giáo dục có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu không có trình độ học vấn thì không học tập được kĩ thuật, không học được kĩ thuật thì không theo kịp thời đại mà cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật, công nghệ đang phát triển mạnh mẽ, và như vậy ngày càng tụt hậu xa hơn so với các nước. Nhưng điều đặc biệt là phải học tập chính trị. Bởi nếu chỉ học tập văn hóa, kĩ thụât, chuyên môn mà không chính trị thì như người nhắm mắt mà đi. Giáo dục chính trị là nền tảng, trên cơ sở đó nâng cao chất lượng văn hóa và chuyên môn. Chính trị nói ở đây là Chủ nghĩa Mác - Lênin và đường lối quan điểm của Đảng. Học chính trị không phải là thuộc sách Mác - Lênin làu làu, không phải học một cách giáo điều, mà là “Học cái tinh thần xử trí mọi việc, đối với mọi người và đối với bản thân mình”.

          Giáo dục chỉ phát huy hết vai trò, sức mạnh của mình khi thực hiện đúng đắn phương châm, phương pháp giáo dục. Đây là nội dung được Bác Hồ đặc biệt quan tâm, vì nó sẽ tạo ra sự khác biệt về chất so với nền giáo dục phong kiến xa rời thực tế, và nền giáo dục thực dân đồi bại, xảo trá.

            Theo Hồ Chí Minh, phải luôn luôn gắn nội dung giáo dục với thực tiễn Việt Nam, học đi đôi với hầnh, lí luận đi đôi với thực tế, học tập phải kết hợp với lao động sản xuất.

       Theo Người, cần có một thái độ hiếu học, cầu tiến, ý thức chủ động, học tập không mệt mỏi, học suốt đời, học mọi lúc mọi nơi, học mọi người. Bác Hồ rất quan tâm tới việc học tập bạn bè, đồng chí, đồng nghiệp, đặc biệt là nhân dân. Bởi vì “không học nhân dân thì không lãnh đạo được nhân dân” và có “Biết làm học trò dân thì mới làm được thầy của dân”.

         Một phương pháp quan trọng là phải giúp đỡ lẫn nhau, đoàn kết với nhau, tự phê bình và phê bình trong học tập. Người nói “Càng học càng thấy dốt”, có nghĩa là không ai có thể tự cho mình là biết hết mọi điều. Kho tàng tri thức Việt Nam và nhân loại là vô tận. Chúng ta đang sống trong thời đại của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đang tiến như vũ bão. Khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên đang có những bước tiến vượt bậc. Bởi thế, nếu tự mình - dù tài giỏi đến mấy - cũng không thể am hiểu mọi lĩnh vực. Khẩu hiệu điều kiện không chỉ có giá trị bền vững trong chính trị mà còn có ý nghĩa to lớn trong giáo dục.

         Một vấn đề lớn thuộc phương châm giáo dục là giáo dục phải phù hợp với lứa tuổi và điều kiện thực tế. Đây thực sự là một khoa học phù hợp với lứa tuổi cả nội dung và phương pháp. Và điều kiện này  liên quan đến nhiệm vụ của mỗi cấp giáo dục “Đại học thì cần kết hợp lý luận khoa học với thực hành… Trong học thì cần đảm bảo cho học trò những tri thức phổ thông chắc chắn thiết thực…Tiểu học thì cần giáo dục cho các cháu thiếu nhi: Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, trọng của công…”. (HCM toàn tập, NXB CTQG, HN, 1995. T8. Tr81.

          Để có một nền giáo dục đạt chất lượng, hiệu quả cao, thể hiện bản chất tốt đẹp của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, thì phải thật sự dân chủ, bình đẳng trong giáo dục; phải gắn liền với thi đua và phương pháp nêu gương. Dân chủ thể hiện ở thảo luận, bàn bạc, phát biểu ý kiến, ở quan hệ đoàn kết chặt chẽ giữa những người làm công tác giáo dục, giữa thầy giáo với học sinh.

         Vấn đề then chốt quy định chất lượng giáo dục là xây dựng đội ngũ những người thầy giáo. Bởi vì “ Nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục”. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, phải xây dựng những người thầy giáo tốt - yêu nghề, yêu trường, luôn tất cả vì học sinh thân yêu, không ngừng trao dồi đạo đức cách mạng. Phải thường xuyên tự bồi dưỡng, nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn, phương pháp sư phạm để thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.

         Những nội dung nêu trên trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục không chỉ có ý nghĩa đối với dân tộc mà còn hoàn toàn phù hợp với những nguyên lý giáo dục trong thế kỉ XX. Trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế tri thức, nhân loại đã có sự lựa chọn “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để làm người, tự khẳng định mình”. Loài người đang quan tâm tới vấn đề giáo dục thường xuyên, suốt đời. Giáo dục được xác định cho tất cả và tất cả giáo dục, tức là mọi người được học tập, một xã hội học tập./.

Ngô Thị Vân - Gv Khoa Xây dựng Đảng

http://truongchinhtrina.gov.vn/

Khúc Thị Lan Hương (st)