Nghiên cứu học tập tư tưởng Hồ Chí Minh
Obituary là mục dành cho những bài viết về cuộc đời và sự nghiệp của một người nổi tiếng vừa mất. Nhiều cơ quan báo chí đã đặt sẵn bài viết về các nhân vật nổi tiếng khi họ còn sống, và khi họ vừa nằm xuống thì có ngay bài xuất hiện ở mục Obituary, như bài viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh dưới đây - được đăng trên tờ New York Times sau khi Bác Hồ của chúng ta vừa qua đời.
Trong những năm gần đây, lợi dụng xu thế toàn cầu hóa kinh tế thế giới và cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, nhất là tin học đang phát triển mạnh mẽ cùng với những khó khăn, thách thức nảy sinh do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu và những diễn biến phức tạp mới trong tranh chấp chủ quyền Biển Đông, các thế lực thù địch ngày càng ráo riết đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hòa bình” chống phá cách mạng nước ta. Những phần tử cơ hội chính trị ở trong nước hùa theo những luận điểm sai trái của địch, ra sức công kích Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Bác Hồ là người “hồn của muôn hồn”. Một trong những biểu hiện tốt đẹp ấy là cách nói, cách viết của Người rất đỗi gần gũi, quen thuộc với quần chúng, nhiều nơi, nhiều chỗ đậm đà màu sắc dân gian.
Trong toàn bộ nội dung tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chữ “DÂN” là nội dung lớn nhất, cốt lõi nhất và luôn được Người đặt lên hàng đầu trong mọi hành động, mục tiêu cách mạng. Dân ở đây là nhân dân, là quần chúng thuộc các thành phần, các giới, các lứa tuổi, đồng bào các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Người là một tấm gương sáng về phẩm chất và năng lực của người cán bộ cách mạng. Trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến tác phong, phương pháp lãnh đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ của người cán bộ cách mạng.
Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và của chế độ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: ''Cán bộ là gốc của công việc'', do đó, Người yêu cầu ''phải biết rõ cán bộ” để có kế hoạch bồi dưỡng, huấn luyện, sử dụng phù hợp.
Quan tâm xây dựng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên có đức, có tài để Đảng xứng đáng “là đạo đức, là văn minh” là nội dung đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam, là sự phát triển rất cơ bản và sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với học thuyết của V.I. Lê-nin về đảng kiểu mới của giai cấp vô sản.
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam, Người dành cả cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, vì độc lập dân tộc và hạnh phúc của nhân dân. Trong công tác xây dựng đảng, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến công tác kiểm tra và giám sát, bởi theo Người: “Có kiểm tra mới huy động được tinh thần tích cực và lực lượng to tát của nhân dân, mới biết rõ năng lực và khuyết điểm của cán bộ, mới sửa chữa và giúp đỡ kịp thời”(1).
Chiến tranh giải phóng của dân tộc chống thực dân, đế quốc là một cuộc chiến của kẻ yếu chống kẻ mạnh. Muốn giành thắng lợi, không thể chỉ dựa vào ý chí mà phải có lối đánh rất tài giỏi; quyết đánh, nhưng lại phải biết cách đánh và biết thắng bằng nghệ thuật của chiến tranh nhân dân.
“Di chúc” của Hồ Chủ tịch là những lời di huấn, dặn dò thiêng liêng của Người trước lúc đi xa. Bởi lẽ, “Di chúc” không thể viết dài và chỉ viết về những vấn đề hệ trọng nhất nên vấn đề đầu tiên trong những vấn đề hệ trọng đó, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh là “Trước hết nói về Đảng”(1).
Đào tạo bồi dưỡng cán bộ là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt của công tác cán bộ, là yêu cầu khách quan trong xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Xây dựng đội ngũ cán bộ có số lượng hợp lý, cơ cấu đồng bộ, chất lượng cao kết hợp với đào tạo, bồi dưỡng, tự đào tạo bồi dưỡng là yếu tố quan trọng trong công tác cán bộ.