Nghiên cứu học tập tư tưởng Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh coi đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người, cũng giống như gốc của cây, ngọn nguồn của sông, suối.
Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất thân trong một gia đình khoa bảng, có truyền thống hiếu học, từ nhỏ đã say mê học tập, khao khát tìm tòi cái mới, cái tiến bộ. Người đã sớm nhận ra rằng muốn cứu nước, phải nâng cao dân trí trước hết là cho thanh thiếu niên. Những bài báo đầu tiên Người viết trên đất Pháp đều xoay quanh chủ đề này: Tố cáo chính sách ngu dân của chính quyền thuộc địa, truyền bá những quan điểm giáo dục tiên tiến, kêu gọi, thức tỉnh thanh niên trong nước.
Trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân cách là một vấn đề trung tâm trong hệ giá trị về con người. Cuộc đời và sự nghiệp của Người là một tấm gương sáng, biểu tượng sáng ngời về phẩm chất và năng lực của người anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.
1. “Đảng có vững mạnh cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”[1], Nguyễn Ái Quốc đã viết như vậy từ trước khi Đảng ra đời trong tác phẩm Đường cách mệnh nổi tiếng của mình. Trong những dòng cuối cùng để lại trong Di chúc, Người nhấn mạnh: “Việc cần làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng”[2].
Chủ tịch Hồ Chí Minh - nhà yêu nước và cách mạng vĩ đại, người khai sinh ra Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Người là một con người nhân đức, hiền từ, giản dị, thân dân, trọng dân, gần dân. Ra đi về thế giới những người hiền, Chủ tịch Hồ Chí Minh không những để lại cho chúng ta một sự nghiệp cách mạng vẻ vang chưa từng có trong lịch sử dân tộc mà còn để lại cho chúng ta một di sản vĩ đại, đó là tấm gương sáng ngời về phẩm chất đạo đức, tượng trưng cho những gì cao đẹp nhất trong tâm hồn, ý chí, nhân cách của dân tộc và của loài người.
Hẳn ai cũng biết đặc biệt là những người làm công tác công tác thi đua, khen thưởng đều nhớ câu nói của Bác: “Thi đua là gieo trồng, khen thưởng là thu hoạch” để giảng giải mối quan hệ giữa thi đua và khen thưởng một cách chân thực nhất cho quần chúng nhân dân trong điều kiện đất nước mới thành lập, dân trí thấp với trên 85% người dân cả nước không biết chữ. Cách nói của Người rất giản dị nhưng rất gần gũi với người dân, nhưng người lao động chân chất, một nắng hai sương.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi việc xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh, rèn luyện cán bộ, đảng viên trong sạch như một mối quan tâm hàng đầu. Người cũng nêu tấm gương sáng về sự kết hợp hài hòa giữa dân chủ và tập trung trong công tác xây dựng Đảng.
Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội do Hồ Chí Minh lãnh đạo thực sự là một cuộc cách mạng giải phóng, phát triển mọi tiềm năng dân tộc và tiềm năng xã hội, cụ thể là giải phóng và phát triển con người. Đó là một sự nghiệp của chính con người vì bản thân con người để đạt tới cả hai loại giá trị: Độc lập dân tộc và cuộc sống ấm no.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về lợi ích dân tộc là một bộ phận hữu cơ trong toàn bộ hệ thống tư tưởng của Người về cách mạng Việt Nam. Các tư tưởng và phương châm chủ đạo, như “không có gì quý hơn độc lập, tự do”, “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, “thêm bạn, bớt thù”, “kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại”, “tăng cường nội lực”, “tự cứu lấy mình”,... chính là sự kết tinh hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về đường lối, chính sách, quan hệ đối ngoại, và sợi chỉ đỏ xuyên suốt hệ thống tư tưởng đó là lợi ích quốc gia dân tộc của Việt Nam.
Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta. Trong toàn bộ tư tưởng của Người toát lên một giá trị hạt nhân cốt lõi, xuyên suốt và trường tồn đó là đạo đức cách mạng mang tính nhân văn cao đẹp vì con người, vì sự nghiệp giải phóng và phát triển toàn diện con người, trở thành nền tảng của sự phát triển xã hội Việt Nam hiện nay.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh và qua hoạt động của Người, báo chí cách mạng có một vị thế xã hội rất quan trọng. Trong đó, cán bộ báo chí giữ vai trò quyết định. Nhưng, khi nói đến cán bộ báo chí, Bác Hồ cũng đồng thời nói tới đạo đức của người làm báo. Đó là nền tảng của các phẩm chất nghề nghiệp báo chí.