Nghiên cứu học tập tư tưởng Hồ Chí Minh
Hiện nay, trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy thường nhấn mạnh đến việc tự học. Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là tấm gương sáng chói về tự học. Qua tác phẩm "Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch" của tác giả Trần Dân Tiên, Nhà xuất bản Sự thật in năm 1975, ta có thể thấy rõ điều đó.
Sinh thời Hồ Chí Minh hết sức quan tâm và cũng đặc biệt thành công trong lĩnh vực xây dựng đội ngũ cán bộ. Những gì Người để lại trong lĩnh vực này cho đến nay mang tầm vóc của một di sản ở chỗ: Nó cho thấy một phương pháp khoa học và tiên tiến; một chiến lược lâu dài cho đường lối và cách mạng nước nhà. Tại sao Người rất quan tâm đến việc xây dựng con người?
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc mang tính khoa học và cách mạng sâu sắc. Đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, nhấn mạnh sự kết hợp vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế, đấu tranh cho độc lập của dân tộc mình, đồng thời tôn trọng độc lập của các dân tộc khác.
1. Đạo đức công dân: Nước ta là nước dân chủ, nghĩa là nước nhà do nhân dân làm chủ. Nhân dân ta có quyền lợi làm chủ thì phải có nghĩa vụ làm tròn bổn phận công dân, giữ đúng đạo đức công dân...
Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng về Đảng Cộng sản của Người có vị trí đặc biệt quan trọng. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng được hình thành, phát triển trong quá trình Người tiếp thu bản chất cách mạng, khoa học của Chủ nghĩa Mác - Lênin và vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp chặt chẽ Chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
Trong di sản tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, những luận điểm của Người về xây dựng tổ chức cơ sở Đảng (TCCSĐ) là một nội dung rất quan trọng. Quán triệt và vận dụng sáng tạo tư tưởng của Người về xây dựng TCCSĐ nhằm chỉnh đốn và đổi mới Đảng làm cho Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, xứng đáng là lực lượng chính trị lãnh đạo toàn xã hội, là một trong những nhiệm vụ chủ yếu, là vấn đề then chốt đảm bảo cho thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, trong đó có tư tưởng về giáo dục - bộ phận quan trọng trong vấn đề xây dựng nhân tố con người.
Huân chương Sao Vàng vừa được Đảng, Nhà nước truy tặng cụ Huỳnh Thúc Kháng khiến nhiều người nhớ về cuộc đời một chí sĩ yêu nước, từng được Chủ tịch Hồ Chí Minh tin tưởng giao trọng trách là Quyền Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khi Người đi công tác dài ngày ở nước ngoài. Câu chuyện về cuộc đời cụ Huỳnh gắn chặt với tấm lòng biệt đãi nhân sĩ, trí thức của Bác Hồ.
Cũng như mọi người, Bác Hồ rất nâng niu, quý trọng tình cảm gia đình, đây cũng chính là cội nguồn, là cơ sở bền vững của lòng yêu nước, thương dân trong Bác.
Tham ô là hành động xấu xa nhất của con người. Nhân dân lao động ta làm lụng đổ mồ hôi sôi nước mắt để góp phần xây dựng của công - của Nhà nước và của tập thể. Của công ấy là nền tảng vật chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, là nguồn gốc chủ yếu để nâng cao đời sống của nhân dân ta.
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là một trong những nội dung trung tâm của tư tưởng Hồ Chí Minh; trong đó, những luận giải rất phong phú của Người về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam như một biểu trưng mẫu mực về sự nghiền ngẫm uyên bác những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, về tinh thần sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh các nước thuộc địa.